5 MÔ HÌNH AIDA CHUYỂN ĐỔI KHÁCH HÀNG NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

Yến Vũ

9.3.2024

Mô hình AIDA là một mô hình được rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới trong hoạt động marketing và quảng cáo. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu mô hình AIDA là gì, cấu trúc của mô hình và case study marketing AIDA của các thương hiệu lớn.

1. Mô hình aida là gì? 

Mô hình AIDA trong Marketing là gì?

Mô hình AIDA trong marketing là gì?Mô hình AIDA trong marketing là gì?Mô hình aida là gì?

AIDA viết tắt của 4 từ Attention (Chú ý), Interest (Quan tâm), Desire (Mong muốn) và Action (Hành động). Mo hinh aida được sử dụng rộng rãi trong cả hoạt động marketing và quảng cáo. Bài viết này sẽ là những chỉ dẫn khi sử dụng mô hình AIDA hiệu quả, giúp bạn tăng gấp ba lần tỷ lệ chuyển đổi.

Mô hình AIDA phác họa một chuỗi các bước xảy ra khi và một người dùng bắt đầu đặt chân vào phễu marketing từ giai đoạn nhận thức đến khi đưa ra quyết định cuối cùng.Mô hình này cho ta thấy một bức tranh tổng quát về khối lượng công việc cần làm để có thể thúc đẩy khách hàng đi từ bước nhận thức đến khi mua hàng.

>>> Xem thêm: Mô hình AIDA và những điều cần biết để tăng trải nghiệm khách hàng


Cấu trúc của phễu marketing AIDA

Mô hình AIDA được sử dụng rộng rãi trong cả chu trình quảng cáo và marketing. Nó phản ánh các bước khác nhau khi một người bắt đầu từ khi chú ý tới sản phẩm tới khi quyết định mua chúng. Mô hình AIDA đã chỉ ra các bước cần có để có thể chuyển khách hàng tiềm năng từ giai đoạn nhận thức đến chuyển đổi.

Attention - Chú ý 

Chú ý là giai đoạn đầu tiên của mô hình AIDA. Nó đơn thuần là bước tạo dựng nhận diện thương hiệu. Một thương hiệu cần nghiên cứu khách hàng để thu hút sự chú ý của họ về sản phẩm của mình. Trong bất kỳ chiến dịch tiếp thị hay quảng cáo nào, thu hút khách hàng tiềm năng cũng luôn là bước đầu tiên và quan trọng nhất.Với những thông tin có được về chân dung khách hàng, bạn có thể xây dựng những nội dung để thu hút họ bằng cách nhấn mạnh vào những khó khăn mà họ  đang gặp phải hoặc những mong muốn của họ. Sáng tạo nội dung thu hút sẽ khuyến khích người dùng khám phá nhiều hơn về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ.

Interest - Quan tâm

Sau khi người dùng có ý thức về sự tồn tại của sản phẩm hoặc thương hiệu, bước tiếp theo là các doanh nghiệp cần thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. Sau khi có được sự chú ý, thương hiệu bạn đã tiến đến nấc thang thứ hai trong mô phễu marketing AIDA. Sự thành công của tiếp thị và quảng cáo hoàn toàn phụ thuộc vào cách mà bạn tương tác với người xem.Ví dụ, Disney thúc đẩy sự quan tâm bằng cách chiêu mộ các ngôi sao sẽ biểu diễn vào ngày nghỉ lễ.

Desire - Mong muốn

Ở giai đoạn này của phễu AIDA, các thương hiệu sẽ tạo tâm lý “tôi thích sản phẩm này”, “tôi muốn có nó” ở người tiêu dùng. Mục tiêu cuối cùng của bước này là để khán giả muốn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.Doanh nghiệp của bạn phải cho thấy được sản phẩm của bạn giúp ích được gì cho khách hàng mục tiêu. Cụ thể, bạn cần phải nêu ra được toàn bộ các tính năng của sản phẩm và chỉ cách người tiêu dùng được hưởng lợi như thế nào từ nó, cách họ có thể sử dụng sản phẩm để giải quyết vấn đề của họ.

Ví dụ như, bạn sở hữu một phòng tập gym, bạn có thể kích thích sự mong muốn bằng cách chia sẻ những hình ảnh trước và sau trong hành trình giảm cân của một người. Bạn cần chú ý nhấn mạnh vào điểm tích cực mà phòng gym mang lại cho người tập. Nếu bạn làm đủ tốt, khách hàng tiềm năng chắc chắn sẽ rất hứng thú mua sản phẩm của bạn.

Action - Hành động

Bước tiếp theo trong hành trình này là doanh nghiệp của bạn phải thúc giục các khán giả hành động ngay lập tức. Ví dụ, nếu như bạn là chủ của một website thương mại điện tử, ở giai đoạn này bạn cần thúc đẩy đối tượng mục tiêu mua sản phẩm của họ. Hành động này có thể thúc đẩy bằng cách đề suất những mã giảm giá có thời hạn nhất định để thôi thúc họ hành động ngay.

Call to action - kêu gọi hành động được đặt ở đúng chỗ sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi. CTA phải đơn giản để người mua có thể dễ dàng khám phá nó. Hành động là bước cuối cùng trong mô hình AIDA. Từ triển vọng bán hàng cần qua một quá trình để chuyển đổi thành khách hàng thực sự, và doanh nghiệp của bạn phải làm điều đó thật tự nhiên để đạt được thành công tốt nhất.


2. 5 mô hình aida của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

2.1. Mô hình AIDA của Apple

Chúng ta cùng xem chiến dịch quảng cáo đồng hồ thông minh của Apple để biết thêm về chiến lược marketing AIDA của Apple.

Chú ý: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của bước này là để tạo ra nhận diện thương hiệu về sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung ứng.Bạn phải nghiên cứu và phát triển một chiến lược hướng suy nghĩ của khách hàng tới sản phẩm của bạn, và đừng cố gắng bán hàng ở giai đoạn này, nó sẽ phá hủy hoàn toàn chiến dịch marketing của bạn.

Apple đã làm một quảng cáo trong đó có sự xuất hiện của họ, và sáng tạo nội dung mang phần bí ẩn để kích thích sự tò mò trong lòng người xem. Quảng cáo này không hề nêu lên những tính năng của sản phẩm, mà chỉ nhắc nhở người xem “watch is coming” - đồng hồ sắp được ra mắt.

Khi thực hiện mô hình marketing AIDA, một điều vô cùng quan trọng là để khán giả đọng lại thật nhiều hình ảnh về thương hiệu và sản phẩm trong đầu. Vì thế, các thương hiệu cần đầu tư về mặt hình ảnh và thiết kế sao cho thật ấn tượng.


Mô hình AIDA của Apple
Mô hình AIDA của Apple

Quan tâm: Sau khi đã ý thức được sản phẩm, Apple tập trung nhấn mạnh vào cách mà đồng hồ của họ khiến người dùng nổi bật hơn và cách mà sản phẩm của họ giải quyết các nhu cầu của khách hàng. Khi thiết kế quảng cáo, bạn phải tô điểm thêm cho sản phẩm, những ưu điểm và tại sao mọi người nên sở hữu nó. Ở bước này, các doanh nghiệp cần chú trọng sản xuất  các nội dung để giữ chân người đọc và khiến họ tìm hiểu thêm về sản phẩm

Mong muốn: Đến giai đoạn này, các thương hiệu phải tương tác trực tiếp với khách hàng mục tiêu của mình. Bạn cần chỉ ra rằng tại sao người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Quan tâm và mong muốn, 2 giai đoạn nghe có vẻ giống nhau, nhưng thực chất ở bước ba, bạn không chỉ dừng lại ở việc liệt kê ra các tính năng, mà còn phải nhấn mạnh vào các USP của sản phẩm, điều gì làm cho nó khác biệt với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường. Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn này là chuyển mindset của khách hàng từ “tôi thích nó” thành “tôi muốn mua”.

Mô hình AIDA của Apple trong sản phẩm đồng hồMô hình AIDA của Apple trong sản phẩm đồng hồ

Hành động: Sau thành công ở 3 giai đoạn đầu tiên, mối quan tâm lớn nhất bây giờ là làm thế nào bán được sản phẩm. Apple đã áp dụng chính sách đặt hàng trước trong phễu marketing của họ. Chiến lược như vậy đã giúp Apple thúc đẩy bán hàng sau khi sản phẩm chính thức được tung ra thị trường. Tất cả các doanh nghiệp đều có thể áp dụng marketing AIDA tương tự như vậy. Apple đã cho ra đời các mẫu đồng hồ thông minh khác nhau. Các mẫu đều có màu sắc và thiết kế đa dạng để khách hàng có thể tìm mua một sản phẩm ưng ý mình nhất. Đây cũng là cách mà bạn nên áp dụng với thương hiệu của mình.


2.2. Công thức marketing AIDA của Coca Cola  

Ứng dụng mô hình aida của Coca Cola
Ứng dụng mô hình aida của Coca Cola

Coke đã sử dụng mô hình AIDA trong rất nhiều năm. Thương hiệu này đã sử dụng các phương tiện tiếp thị thông qua quảng cáo vào khung giờ vàng trên TV và quảng cáo số. Theo thống kê, vào dịp giáng sinh, Coca-cola đã chi gần $4 tỷ cho quảng cáo để thu hút khách hàng trên toàn cầu.Coke đã thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng về thương hiệu bằng cách nhấn mạnh vào những ưu điểm của sản phẩm. Với sản phẩm mới của mình là coca diet và coca zero, Coke quảng bá thị thức uống có hương vị gần như không đổi mà không chứa calo. Thương hiệu này mong muốn tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi đối tượng khách hàng, kể cả những người ăn kiêng. Ví dụ, họ đã chỉ ra cách người tiêu dùng duy trì dáng đẹp mà vẫn có thể thưởng thức thức uống tuyệt vời của họ. Đây là một cách hay để thu hút sự chú ý, quan tâm, cũng như mong muốn của người tiêu dùng, thúc đẩy họ chi tiền cho sản phẩm. Bên cạnh đó, coca cũng tăng cường sự xuất hiện của thương hiệu ở khắp mọi nơi. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những tấm áp phích của Coke trên đường phố, trên các máy bán hàng tự động, trong cửa hàng tạp hóa,... Những cách này đã giúp Coke được nhiều người biết đến và tin dùng hơn, trở thành thương hiệu soda hàng đầu thế giới.


2.3. Adidas - Mô hình AIDA

Mô hình AIDA của Adidas
Mô hình AIDA của Adidas


Adidas thường tạo sự chú ý thông qua các việc cung cấp đồ và dụng cụ thể thao cho các vận động viên hàng đầu ở các lĩnh vực. Ở trên website của họ, họ trình bày các nội dung khá hạn chế, nhưng hấp dẫn để khích lệ sự tò mò của người xem. Ngoài ra, thương hiệu sử dụng các tiêu đề hấp dẫn như "tiết kiệm đến 50%" và "mới" để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.Hầu hết các thương hiệu thời trang sử dụng một chiến thuật rất thông minh đối với việc thanh toán khi khách hàng bắt đầu quan tâm sản phẩm. Họ cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí, mang lại lợi ích và khiến khách hàng hài lòng. Bằng cách này, họ ghi điểm hơn trong mắt người tiêu dùng, khiến khách hàng ghi nhớ sản phẩm lâu hơn.


2.4. Mô hình marketing của Nike


Mô hình AIDA của NikeMô hình AIDA của Nike


Một đối thủ lớn của Adidas lại lựa chọn cách marketing có phần khác biệt. Nike thuê người phát ngôn nổi tiếng và những ngôi sao lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc để tiếp thị sản phẩm của họ. Chiến lược marketing của họ là để các ngôi sao nghệ thuật mặc trang phục biểu diễn với một đôi giày thể thao hiệu Nike. Nike thuê những người nổi tiếng để quảng cáo giày sneaker. Hãy cùng xem chi tiết mẫu giày Nike "Air Jordan III JTH collection" AIDA.Justin Timberlake (nhạc sĩ), trong lễ kỷ niệm album mới của mình, đã làm việc với nhà thiết kế Nike Tinker Hatfield để quảng bá cho bộ sưu tập Air Jordan III JTH phiên bản giới hạn.Đôi giày thể thao màu trắng hào nhoáng mà Justin Timberlake mang đã thu hút được nhiều người và những bức ảnh chụp cận cảnh của Timberlake càng có sức lan tỏa hơn. Bằng cách đó, Nike tạo ra sự chú ý từ người tiêu dùng đối với mỗi sản phẩm của họ. Người xem sản phẩm có nhiều cơ hội chuyển đổi ngay lập tức thành khách hàng sau khi xem sản phẩm của người nổi tiếng.Hình ảnh Timberlake đi giày thể thao màu trắng tạo ra sự thích thú đối với những người tiêu dùng sử dụng ứng dụng giày thể thao của Nike. Hình ảnh tiếp cận đối tượng mục tiêu trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Người dùng Nike cũng sẽ biết thêm về thiết kế sản phẩm mới hoàn toàn trước khi nó được tung ra thị trường. Nike đã chiếu đi chiếu lại những bức ảnh về đôi giày cho khách hàng mục tiêu của họ và tạo ra mong muốn mua sản phẩm. Thương hiệu này cũng gửi thông báo tới người dùng ứng dụng và nhắc những khách hàng trung thành của họ về sự ra đời của sản phẩm mới. Có thể nói, họ đã làm rất tốt các bước trong mô hình AIDA của mình.


Áp dụng mô hình AIDA của Nike
Áp dụng mô hình AIDA của Nike


Đây là bức hình Timberlake đã chia sẻ khoảnh khắc của anh ấy khi mặc bộ sưu tập Air Jordan III JTH phiên bản giới hạn trên Instagram. Bài đăng trên mạng xã hội đã tạo nên sự xôn xao và tò mò đối với những người theo dõi trên Instagram của Timberlake. Nike cũng tiếp cận một lượng lớn khán giả lớn là những người theo dõi Timberlake trên mạng xã hội (ước tính đã có hơn 2,6 triệu lượt thích cho bài đăng sau ít phút đăng tải).


2.5. Phễu mô hình AIDA của Netflix

Netflix tạo ra nhận thức cho khán giả được nhắm mục tiêu của họ thông qua các phương tiện tiếp thị như quảng cáo trực tuyến như quảng cáo Youtube, quảng cáo trên báo in, quảng cáo hợp tác như dịch vụ Airtel, v.v.Khi người dùng truy cập landing page của họ, họ thu hút sự quan tâm đến dịch vụ của họ bằng cách tặng bản dùng thử miễn phí để khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm.Với trải nghiệm xem liền mạch cho người dùng, Netflix hỗ trợ các thiết bị internet tốc độ thấp trên các phiên bản dùng thử. Sự chu đáo và chất lượng của Netflix đã thôi thúc sự mong muốn với những người dùng thử, qua đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.


Mô hình AIDA là một mô hình hiệu quả để marketing và đưa ra quyết định quảng cáo cho người tiêu dùng trong quá trình ra quyết định mua hàng. Trong bài viết này, So9 đã trình bày rõ hơn về Mô hình AIDA và các khía cạnh thiết yếu của nó mà doanh nghiệp cần nắm được khi cân nhắc các hành động của khách hàng. Các quảng cáo thành công phải luôn tuân theo một công thức cụ thể để thu hút, quan tâm, mong muốn và khiến người dùng hành động thông qua truyền thông và tiếp thị. Để tìm hiểu nhiều hơn về các kiến thức vận hành doanh nghiệp update và mới nhất, truy cập ngay SO9.VN nhé!

Powered by Froala Editor

Các bài viết cùng chủ đề

Chuyên mục

Công cụ nuôi kênh

SO9 SOCIALQuản lý đa nền tảng Mạng xã hội
9ReupReup nội dung đa nền tảng
9RechatRemarketing miễn phí
9DownloaderTải video Full HD từ nền tảng MXH

Cộng đồng Xây kênh

Nghiện Xây Kênh