Chiến dịch truyền thông “gây bão” của các nhãn hàng Việt Nam & thế giới

Vũ Khánh

9.3.2024

Chiến dịch truyền thông là một khái niệm rất quen thuộc với các doanh nghiệp mong muốn lan tỏa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Bài viết này sẽ giải thích chiến dịch truyền thông là gì và giới thiệu chiến dịch truyền thông thành công ở Việt Nam và trên thế giới.

  1. Chiến dịch truyền thông là gì?

Chiến dịch truyền thông xã hội là tổng hợp những nỗ lực marketing của doanh nghiệp trên các kênh khác nhau. Mục đích chính của chiến dịch truyền thông là nâng cao nhận thức, sự quan tâm và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau như Facebook, Youtube, Twitter, Linkendln, Tiktok, Instagram để thực hiện các chiến dịch truyền thông xã hội của thương hiệu mình. 

Chiến dịch truyền thông xã hội có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Chiến dịch truyền thông xã hội có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

  1. Các bước lên kế hoạch và triển khai chiến dịch truyền thông hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược

Về bản chất, chiến dịch truyền thông là một phần trong kế hoạch tiếp thị mà doanh nghiệp nào cũng cần có. Vì thế, nó tuân theo tất cả các nguyên tắc giống như các chiến dịch mang tính chất tổng thể. Để đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định mục tiêu của mình. Cụ thể, doanh nghiệp cần xác định: 

- Đối tượng mục tiêu của chiến dịch là ai? Họ có những đặc điểm gì: Độ tuổi, Giới tính, Sở thích, Mức lương…

- Điểm nổi bất nhất của sản phẩm là gì (USP). Điều gì làm cho thương hiệu của nổi bất hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Sau khi đã xác định được mục tiêu và khách hàng, việc cần làm lúc này là lên kế hoạch cho một chiến lược tổng thể. Chiến lược này được phân ra thành các phần nhỏ hơn để có thể nắm bắt, theo dõi và kiểm soát một cách dễ dàng. Trong quá trình áp dụng, bạn nên sử dụng mô hình phân tích SWOT để có thể đánh giá tất cả các khía cạnh trong bản kế hoạch và triển khai chúng đạt được hiệu quả nhất. 

Xác định mục tiêu trước khi lên kế hoạch chiến dịch truyền thông

Xác định mục tiêu trước khi lên kế hoạch chiến dịch truyền thông

Bước 2: Đề xuất kênh truyền thông

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: Bạn sẽ triển khai chiến dịch truyền thông của mình trên những nền tảng nào? Với sự bùng nổ mạnh mẽ của tiếp thị kỹ thuật số, công nghệ đã mang lại rất nhiều sự lựa chọn đa dạng cho các marketer. Nhiệm vụ của các nhà tiếp thị bây giờ là phải chọn trong số đo ra kênh quảng bá cho chiến dịch của doanh nghiệp mình. Hơn nữa, không có quy tắc nào cho bạn biết kênh nào là kênh tốt nhất để nhắm mục tiêu và đảm bảo chắc chắn rằng chiến dịch sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp. Bạn cần dành chút thời gian để nghiên cứu các kênh phù hợp với bạn, cùng với chi phí, cách thức và ROI tiềm năng của chúng. 

Trong số các kênh truyền thông xã hội thì có 3 kênh phổ biến nhất là:

- Website: Website của doanh nghiệp chính là một không gian đắt giá để các nhà tiếp thị triển khai hoạt động truyền thông của mình. Trang web là nơi doanh nghiệp “trưng bày” những sản phẩm, dịch vụ của mình, đồng thời cung cấp cho khán giả những thông tin hữu ích liên quan khác.

- Social Media: Mạng xã hội là một nơi tuyệt vời để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình. Đây là một cơ hội lớn để quảng bá thương hiệu đến gần hơn với khán giả, cũng như thực hiện các kế hoạch chăm sóc khách hàng! Tiếp thị hiệu quả trên mạng xã hội có thể mang lại thành công lớn cho thương hiệu của bạn, xây dựng được tệp khách hàng trung thành và mối quan hệ gắn bó với họ. Từ đó, doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng lên. 

- Email Marketing: Sử dụng Email (hoặc tin nhắn SMS)  marketing rất hữu ích trong việc cung cấp truyền đạt thông tin đến một tệp đối tượng lớn đã có quan tâm đến sản phẩm. Việc của doanh nghiệp là nắm bắt và lưu trữ thông tin khách hàng, đối tượng mục tiêu, sau đó tiếp tục giữ liên lạc với họ qua những email marketing.

ựa chọn kênh triển khai chiến dịch truyền thông phù hợp

Lựa chọn kênh triển khai chiến dịch truyền thông phù hợp

Bước 3: Xác định ngân sách cho chiến dịch truyền thông

Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ một ý tưởng nào thì bạn cũng phải kiểm tra xem mình có thể chi bao nhiêu cho hoạt động đó:

Ví dụ: Bạn đang muốn thực hiện quảng cáo trên mạng xã hội. Bạn cần ước tính khoản ngân sách cần thiết để chắc chắn rằng mình có thể chạy quảng cáo hay không? 

>>> Xem thêm: CBO - Tối ưu ngân sách chiến dịch quảng cáo trên Facebook

Tính toán ngân sách truyền thông sẽ giúp các thương hiệu lựa chọn được những kênh truyền thông hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. 

Bước 4: Xác định thời gian và nguồn lực thực hiện

Lựa chọn thời gian triển khai và phân bổ nguồn lực cho các chiến dịch truyền thông là bước cuối cùng của quy trình nhưng lại rất quan trọng. 

Thông thường, tùy thuộc vào mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp để quyết định thời gian triển khai. Còn thời điểm lại phụ thuộc vào nhu cầu với sản phẩm theo mùa hoặc gắn với những sự kiện thu hút nhiều sự chú ý, ví dụ như:

- Truyền thông theo tính chất của sản phẩm: Khi lựa chọn thời điểm cho chiến dịch truyền thông này, các thương hiệu cần quan tâm đến các yếu tố như: ngày sản xuất, sản phẩm tương tự đã sản xuất trước đó, vòng đời của sản phẩm, những thành công và thất bại của sản phẩm đó. 

- Truyền thông theo mùa: Truyền thông theo mùa gắn liền với các sự kiện trong năm như: tết dương lịch, lễ valentine, dịp giáng sinh hoặc các ngày quan trọng như: 8/3, 30/4, giỗ tổ Hùng Vương, chùa Hương...

- Truyền thông theo sự kiện: Truyền thông theo sự kiện được thực hiện khi một sự kiện nào đó đang được nhiều người quan tâm. Ví dụ như: khi đội bóng đá nam U23 Việt Nam giành ngôi á quân U23 châu Á, hay trào lưu 10 năm thay đổi của bản thân từng hot một thời trên mạng xã hội. 

  1. 5 chiến dịch truyền thông của các nhãn hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2021

3.1. Honda – Đi về nhà ft. Đen Vâu

Chiến dịch “Đi về nhà” của Honda là một trong những dự án quảng cáo kết hợp cùng 2 rapper Đen Vâu và JustaTee được tung ra vào dịp Tết 2021. Chiến dịch đã mang lại những thành công vang dội cho Honda lúc bấy giờ. Giống như cách làm của nhiều nhãn hàng khác trong các chiến dịch truyền thông dịp Tết, Honda cũng sử dụng MV ca nhạc để lồng ghép thông điệp chúc mừng năm mới và những lời nhắn nhủ ý nghĩa, đồng thời lồng ghép hình ảnh thương hiệu.

Ngay từ khi ra mắt, “Đi về nhà” đã thu hút được sự quan tâm của khán giả Việt, với gần 18 triệu lượt view chỉ trong 4 ngày sau khi ra mắt, đạt vị trí thứ hai Top Trending YouTube. Bên cạnh đó, lời bài hát độc đáo cũng được cộng đồng mạng sử dụng như một câu hot trending và chia sẻ nhiều trên các kênh social media.

Chiến dịch truyền thông Honda

Chiến dịch truyền thông Honda

“Đi về nhà” là sự kết hợp thành công giữa nhiều yếu tố gây tiếng vang như làn sóng nhạc Rap nổi lên sau chương trình Rap Việt, sự góp mặt của hai gương mặt vàng trong làng Rap tại Việt Nam, lời hát đơn giản mà ý nghĩa. Sản phẩm đánh đúng vào cảm xúc của những người con xa nhà chỉ mong trở về với gia đình khi Tết đến. Ngoài ra, hình ảnh trong MV được thiết kế đơn giản, mang cảm giác thân thuộc đã tạo ra sự đồng cảm với người xem, nhưng cũng không quên lồng ghép thương hiệu một cách tự nhiên.

3.2. Tiger – Khai Xuân Bứt Phá

Không lựa chọn làm MV hoặc quảng cáo storytelling vào dịp Tết, Tiger đã tổ chức một chương trình đại nhạc hội thực tế ảo hoành tráng để chào đón năm 2021.

Chiến dịch này vừa đặc biệt phù hợp với Tiger khi hình ảnh của thương hiệu này thường gắn liền với các bữa tiệc tùng hay sự kiện lớn. Sự kiện lần này được tổ chức theo một hình thức mới (sự kiện thực tế ảo) nhằm thích ứng với thời điểm dịch bệnh. Sự kiện Countdown chào đón năm mới này được thiết kế bằng kỹ xảo điện ảnh và công nghệ thực tế ảo 3D mang đến cho người xem cảm giác sống động và được hoà mình vào không khí lễ hội đầy sôi động.

Chiến dịch truyền thông bia Tiger

Chiến dịch truyền thông bia Tiger

Sự kiện được diễn ra trên trên 3 sân khấu độc đáo từ 3 đầu cầu khắp Việt Nam gồm khu vực sân bay trực thăng toà tháp Bitexco (TP.HCM), không gian quán bar Sky36 (Đà Nẵng) và sân thượng khách sạn Melia (Hà Nội) và được phát sóng qua kênh Facebook và YouTube. Tham dự sự kiện có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng như Sơn Tùng MTP, Tóc Tiên, Bích Phương, Wowy, Trúc Nhân, Chi Pu, Soobin, nhóm nhạc Da LAB, DJ Mie và dẫn dắt bởi MC Ngô Kiến Huy.

3.3. Lifebuoy – Sạch khuẩn trên tay, ước 10 được 10

Một sản phẩm Tết bắt kịp xu hướng nhạc Rap khác vào thời điểm Tết 2021 đến từ thương hiệu Lifebuoy mang tên “Sạch khuẩn trên tay, ước 10 được 10”. Chiến dịch truyền thông của Lifebuoy được truyền tải qua một viral clip mang thông điệp ý nghĩa kết hợp với lời nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Với chiến dịch “Sạch khuẩn trên tay, ước 10 được 10” đã thể hiện trọn vẹn thông điệp “Bảo vệ sức khỏe gia đình Việt” của nhãn hàng cùng lời chúc mừng năm mới đến khách hàng.

Chiến dịch truyền thông Lifebouy

Chiến dịch truyền thông Lifebouy

Chiến dịch của Lifebuoy lọt top những chiến dịch Tết được đánh cao trong các bảng xếp hạng khác nhau vào năm 2021. Chiến dịch cũng đã xây dựng được quỹ 6.300 chai gel rửa tay khô dành tặng cho lực lượng chống dịch tuyến đầu và các bến xe tại Hà Nội, TP.HCM.

3.4. Pepsi – Không gì cản bước bạn về nhà – Pepsi mang Tết về nhà

“Pepsi mang Tết về nhà” là chiến dịch truyền thông ấn tượng đến từ nhãn hàng Pepsi với mục đích hỗ trợ các thanh niên, sinh viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn chi phí về quê ăn Tết. Chiến dịch được khởi động vào tháng 12/2020 và kết thúc ngày 10/2/2021. Kết quả là đã hỗ trợ được 3.000 vé máy bay/vé xe khứ hồi và trở thành điểm sáng trên mạng xã hội trong suốt đầu năm 2021.

Hơn 50 nghệ sĩ, người nổi tiếng cùng hàng chục đầu báo lớn nhỏ cũng đã thông tin về sự kiện này, giúp Pepsi lan tỏa thông điệp “Mang Tết về nhà” rộng rãi. Với insight lấy cảm hứng từ truyền thống sum họp ngày tết, Pepsi đã thể hiện trách nhiệm cộng đồng san sẻ cho xã hội của doanh nghiệp.

Chiến dịch truyền thông Pepsi

Chiến dịch truyền thông Pepsi

Và Pepsi cũng đã đạt được những thành công vang dội, cụ thể như tỷ lệ chuyển đổi cao, tăng 10,6 điểm Ad Recall (tỷ lệ khán giả ghi nhớ về quảng cáo của thương hiệu), 6 điểm liên kết tin nhắn, 84% tỷ lệ xem hết instream videos, 92% người xem video từ 3 giây trở lên.

3.5. OMO – Lời chúc hoá hành động, lấm bẩn mang điều hay

Cuối cùng trong danh sách là OMO. Chiến dịch Tết với thông điệp “Dirt is good” đã được cải biến thành thông điệp Tết ý nghĩa “Lời chúc hoá hành động, lấm bẩn mang điều hay” trong Tết Tân Sửu 2021. Qua chiến dịch truyền thông này, OMO muốn nhắc nhở chúng ta quan tâm thêm đến “ngôi nhà” to lớn hơn – Trái Đất. Nhãn hàng hướng người tiêu dùng đến một lối sống xanh, tích cực bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, chẳng ngại lấm bẩn.

Để thực hiện hoạt động ý nghĩa này, OMO đã phối hợp với các cơ quan chức năng để quyên góp cho Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia trồng 5ha rừng đầu nguồn tại Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hoá); phối hợp cùng Hội đồng Đội Trung ương tặng 30.000 cây giống cho chương trình “Trồng cây chống lũ” tại Quảng Bình. OMO cũng tổ chức “Tết ấm cho em – Lễ hội nấu bánh chưng” , trích một phần quỹ để tặng quà cho 100.000 trẻ em tại Lạng Sơn và các khu vực khác trong khuôn khổ chương trình vào dịp Tết Tân sửu 2021.

Chiến dịch truyền thông OMO

Chiến dịch truyền thông OMO

OMO đã sử dụng hiệu quả các nền tảng mạng xã hội kết hợp cùng influencer marketing để tăng tỷ lệ tương tác của các chiến dịch. OMO đã cùng Suboi và Rhymastic thực hiện MV ca nhạc Tết “Cả ngàn lời chúc” nổi lên cùng sức nóng của Rap Việt, khiến thông điệp được lan tỏa đi xa hơn.

Chỉ trong vòng 1 tháng, thông điệp của OMO đã đạt được những kết quả vô cùng ấn tượng với lượt tiếp cận đến hơn 2,2 triệu người trên các nền tảng khác nhau; nhận được hơn 400.000 lượt tương tác và chia sẻ trên mạng xã hội. Bảng xếp hạng BSI cũng đánh giá chiến dịch “Lời chúc hoá hành động – Lấm bẩn mang điều hay” của OMO đạt Top 4 trong Top 10 Campaigns nổi bật trên Social Media tháng 1/2021.

  1. 6 chiến dịch truyền thông “gây bão” của các nhãn hàng trên thế giới

4.1. “Believe in Something” - Nike

Chiến dịch truyền thông “Believe in Something” của Nike nổi lên cùng với vụ ồn ào bắt nguồn từ việc Nike lựa chọn Colin Kaepernick, cựu tiền vệ của giải NFL làm gương mặt đại diện. Colin Kaepernick là cầu thủ này đã từng từ chối hát quốc ca trong trận đấu NFL để phản đối vụ thảm sát người da màu. Do đó, nhiều người khác thậm chí còn đốt giày và cắt bỏ logo Nike để thể hiện sự không đồng tình với nhãn hàng.  

Tuy hứng chịu làn sóng phản đối nhưng Kaepernick và chiến dịch “Believe in Something” của Nike vẫn mang lại những thành tích đáng kể. Cụ thể, doanh số của Nike tăng vọt 31% và giá cổ phiếu của công ty này cũng chạm mức cao nhất mọi thời đại. Thành công lớn của Nike chủ yếu nhờ vào tư tưởng mới của giới trẻ nhóm khách hàng có quan điểm về công bằng xã hội. 

Chiến dịch truyền thông Nike

Chiến dịch truyền thông Nike

4.2. “We Believe: The Best Men Can Be” - Gillette

Gillette là một thương hiệu bán các sản phẩm cạo râu cho nam nhưng “We Believe: The Best Men Can Be” lại không liên quan gì cạo râu. Thay vào đó, Gillette đã phá bỏ các khuôn mẫu và nhấn mạnh vào “tính nam tiêu cực” (toxic masculinity) thông qua đoạn phim ngắn “We Believe: The Best Men Can Be”. Qua chiến dịch này, thương hiệu này đã truyền đi thông điệp phản đối hành vi đồi trụy của đàn ông - #MeToo - chống quấy rối tình dục. Đoạn phim thu hút được 30 triệu lượt xem và nhận nhiều lời khen ngợi và  cả những lời chỉ trích nặng nề. Nhưng tổng kết lại, nó mang đến cho Gillette mức độ phủ sóng truyền thông rộng rãi và lượng tương tác cao chưa từng có trong lịch sử. Đặc biệt, chiến dịch tác động mạnh nhất với đối tượng khách hàng trẻ, những người có xu hướng đánh giá cao các thương hiệu có trách nhiệm với cộng đồng.

4.3. “Born the Hard Way”- Budweiser (Anheuser-Busch)

Trước nay, Chính phủ Mỹ vẫn luôn có những ý kiến trái ngược nhau về vấn đề nhập cư. Năm 2017, Budweiser đã tung ra chiến dịch truyền thông với quảng cáo “Born the Hard Way” kể về gốc rễ di dân của những người sáng lập lên nước Mỹ. Quảng cáo là một lời nhắc nhở với những người phản đối nhập cư: Mỹ là đất nước tạo nên từ những người di cư đến với giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính thương hiệu bia Budweiser cũng xuất phát từ Séc nhưng lại được yêu chuộng tại Mỹ. Tuy nhiên ở thời điểm đó, một quảng cáo Super Bowl tỏ ý phản đối về lệnh cấm nhập cư liên bang đã gặp phải sự phản đối dữ dội từ một số khách hàng trung thành. Đối mặt với tình huống trớ trêu đó khiến Budweiser ngay lập tức đính chính và tuyên bố mình chỉ đang cố gắng làm nổi bật khao khát của người sáng lập. Thế nhưng bất ngờ là “Born the Hard Way” trở thành một trong những quảng cáo Super Bowl được xem nhiều nhất. Vì vậy, cho dù Budweiser có cố ý tạo ra một quảng cáo gây tranh cãi hay không thì nó vẫn tạo ra một hiệu ứng khổng lồ.

Chiến dịch truyền thông Budweiser

Chiến dịch truyền thông Budweiser

4.4. #WeAccept - Airbnb

Airbnb đã xây dựng chiến dịch #WeAccept cùng thời điểm với cuộc khủng hoảng tị nạn Syria. Những con người từ các quốc gia khác nhau hòa làm một và cùng nhau gửi đến mọi người thông điệp: “Chúng tôi tin rằng dù bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn yêu ai hay bạn tôn thờ ai, chúng ta đều thuộc về nhau. Thế giới càng tốt đẹp, bạn càng chấp nhận nhiều hơn”. Quảng cáo cũng giới thiệu những hành động nhân đạo của Airbnb bao gồm việc cung cấp nhà ở ngắn hạn cho những người có nhu cầu: người tị nạn, nạn nhân của thiên tai và nhân viên cứu trợ. Với mục đích nhân đạo, #WeAccept đã được rất nhiều người chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và phản ứng tích cực chiếm 85%. Quảng cáo đã nhận được 33.000 tweet trong nửa đầu sự kiện, nhiều hơn bất kỳ nhà quảng cáo nào khác. 

4.5. “Girls Don’t Poop” - Poo-Pourri

Poo-Pourri, một hãng nước rửa vệ sinh đã làm thực hiện chiến dịch truyền thông của mình mang tên là “Girls Don’t Poop”. Trong video quảng cáo, một người phụ nữ đang ngồi trong toilet và nói về việc đi vệ sinh tại nơi làm việc. Poo-Pourri đã chia sẻ những câu chuyện thầm kín một cách hài hước và quen thuộc hơn bao giờ hết. 

Kết quả quảng cáo “Girls Don’t Poop” đã đạt được hơn 40 triệu lượt xem trên YouTube và mở màn cho sự thành công của các chiến dịch tiếp thị khác của Poo-Pourri.

Bài viết đã giới thiệu về chiến dịch truyền thông là gì và case study về các chiến dịch truyền thông thành công của các nhãn hàng nổi tiếng trong và ngoài nước. Để tìm hiểu thêm nhiều các kiến thức thú vị về marketing, mời các bạn đón xem các bài viết tiếp theo trên SO9 nhé!

Powered by Froala Editor

Các bài viết cùng chủ đề

Chuyên mục

Công cụ nuôi kênh

SO9 SOCIALQuản lý đa nền tảng Mạng xã hội
9ReupReup nội dung đa nền tảng
9RechatRemarketing miễn phí
9DownloaderTải video Full HD từ nền tảng MXH

Cộng đồng Xây kênh

Nghiện Xây Kênh