SBU là gì? Phân tích SBU trong ma trận BCG và ADL

Yến Vũ

9.3.2024

1. SBU là gì?

SBU là gì? SBU là viết tắt của Strategic Business Unit, một khái niệm cơ bản của quản trị chiến lược, hay gọi cách khác đó là “đơn vị kinh doanh chiến lược”. Đơn vị kinh doanh chiến lược SBU có đầy đủ chức năng của một doanh nghiệp nhỏ, có tầm nhìn và định hướng riêng. Thông thường, SBU hoạt đông như một đơn vị riêng biệt và có đóng góp rất quan trọng đối với công ty bằng cách báo cáo tình trạng hoạt động để công ty có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý và đúng đắn.



SBU là gì?


SBU là gì?



Cách thức hoạt động của SBU là gì? Một SBU hoạt động như một thực thể độc lập hướng vào một thị trường mục tiêu cụ thể và báo cáo với công ty mẹ về tình trạng hoạt động của nó. SBU đủ lớn để có các chức năng hỗ trợ riêng như nhân sự, phòng đào tạo, phòng truyền thông,... Các doanh nghiệp có nhiều cấu trúc sản phẩm sẽ tận dụng được tối đa các SBU. Ví dụ các công ty hoạt động các SBU tốt như Proctor và Gamble, LG, hay Samsung. Các công ty này có đặc điểm là có nhiều loại sản phẩm khác nhau và những sản phẩm này luôn được thay đổi và cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

>>> Bài viết liên quan:

USP CỦA SẢN PHẨM LÀ GÌ? TOP 6 USP “ĐÌNH ĐÁM” TRÊN THỊ TRƯỜNG

USP - Unique Selling Points là gì?  


2. Tại sao đơn vị kinh doanh chiến lược SBU lại quan trọng với doanh nghiệp?

2.1. SBU là giải pháp cho vấn đề tổ chức công ty

Nguyên tắc quan trọng đầu tiên để quản lý doanh nghiệp đi vào vận hành trơn chu chính là khâu tổ chức. Để nhìn rõ về tình hình kinh doanh cũng như mô hình của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nhiều sản phẩm, thì sử dụng SBU là phương án lý tưởng.

Dưới đây là bảng phân bố nguồn nhân lực nội bộ theo các SBU:

SBU là gì? giải pháp cho vấn đề tổ chức công tySBU là gì? Giải pháp cho vấn đề tổ chức công ty


2.2. Chìa khóa cho vấn đề “tập trung” doanh nghiệp

Để nhìn rõ hơn về việc SBU có thể giải quyết vấn đề “tập trung” cho doanh nghiệp, ta có thể lựa chọn nhìn vào các công ty hàng đầu như HUL và P&G. Đây là các tập đoàn đa sản phẩm, có ít nhất 30 sản phẩm khác nhau tùy vào từng thời điểm, mỗi sản phẩm đều đòi hỏi những chi phí, chiến lược, nguồn lực và tầm nhìn riêng biệt. Do đó, SBU lúc này đóng vai trò rất quan trọng vì chúng giúp nhà quản lý tập trung vào yếu tố khác nhau trong cùng một tổ chức một cách chuyên sâu, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô chuyên sâu cho từng sản phẩm.

SBU là gì? SBU là chìa khoá cho vấn đề tổ chức của doanh nghiệpSBU là gì? SBU là chìa khoá cho vấn đề tổ chức của doanh nghiệp


2.3. SBU hỗ trợ hoàn thiện quá trình STP các tập đoàn

Mối quan hệ giữa STP marketing và SBU là gì? Trước tiên cần hiểu STP marketing là gì: STP là viết tắt của 3 giai đoạn quan trọng của doanh nghiệp:

  • Phân khúc thị trường (segmentation)
  • Xác định thị trường mục tiêu (targeting)
  • Định vị thị trường (positioning)

Sản phẩm được đánh giá là thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc sản phẩm đó có nhắm tới đúng thị trường mục tiêu hay không, nói cách khác, là phụ thuộc vào kết quả từ STP marketing. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngay cả với sản phẩm duy nhất thì khối lượng công việc cần làm đã là rất lớn, bạn phải tương tác với thị trường, nhận phải hồi, xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường,...

Mối quan hệ giữa STP và SBU là gì?Mối quan hệ giữa STP và SBU là gì?

Vậy với nhiều hơn 5 sản phẩm cùng một lúc thì nhà quản lý cần phải chia sản phẩm thành các SBU, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp giữ liên lạc với từng phân khúc thị trường tương ứng với mỗi sản phẩm một cách hiệu quả nhất.


2.4. Giúp chủ doanh nghiệp đầu tư hợp lý vào từng sản phẩm

Để xác định cần đầu tư bao nhiêu tài chính vào mỗi SBU cho hợp lý, ta cần sử dụng đến ma trận BCG (ma trận Boston). Trong ma trận BCG, các SBU sẽ được chia theo tỉ lệ tăng trưởng thị trường và thị phần. Vì thế, khi sử dụng ma trận BCG, chủ doanh nghiệp/các nhà quản lý có thể ra quyết định một cách khách quan và chính xác hơn đối với mỗi sản phẩm cần đầu tư.

Mối quan hệ giữa ma trận BCG và SBU là gìMối quan hệ giữa ma trận BCG và SBU là gì


2.5. Đánh giá tỉ lệ lợi nhuận sản phẩm

Với cách chia sản phẩm thành các SBU, người quản lý có thể nhìn được toàn diện bức tranh kinh doanh của tổ chức, thuận lợi cho việc chuẩn bị báo cáo tài chính, theo dõi các khoản đầu tư, theo dõi lợi nhuận thu về từ các SBU, từ đó sẽ dễ dàng nắm được lợi nhuận của toàn công ty.

Ngoài khoản lợi nhuận, sản phẩm được nhắm tới đúng khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trưởng chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn là áp dụng 1 chiến lược sản phẩm duy nhất cho toàn bộ sản phẩm.


3. Sử dụng SBU trong ma trận Boston

Ma trận Boston là phương pháp của Boston Consulting Group, cho nên nó có tên gọi khác là ma trận BCG. Ma trận này giúp xác định những yêu cầu vốn đầu tư và những nơi có thể tạo ra nguồn đầu tư ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong cấu trúc doanh nghiệp.

>>> Bài viết liên quan: Phương pháp áp dụng ma trận Ansoff chiếm lĩnh thị trường hiệu quả


Cùng phân tích ý nghĩa 4 góc của ma trận BCG kết hợp với SBU là gì nhé!

SBU được sử dụng thế nào trong BCG? SBU là gìSBU được sử dụng thế nào trong BCG? SBU là gì

3.1. Góc phần tư thứ nhất – Dogs

Đây là góc phần tư có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với ba góc còn lại, đồng thời nắm giữ thị phần nhỏ. Ở góc này, thị trường được đánh giá không cao và không đáng để đầu tư vì lợi nhuận mang về rất thấp. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng hoàn toàn không có lợi nhuận, có thể sẽ có nhưng sẽ mất thời gian rất lâu để sản sinh ra lợi nhuận. 

Những chiến lược nên lựa chọn cho góc phần tư này: Thay thế, thoái vốn, thanh lý.


3.2. Góc phần tư thứ hai – Cash cows

Đây là góc có lợi nhuận cao nhất trong ba góc còn lại. Thông thường thì các doanh nghiệp có thể đổ vốn vào ở phần thị trường này. Để giúp doanh nghiệp phát triển hơn, các nhà quản lý nên sử dụng số lợi nhuận kiếm được ở góc thứ hai này tiếp tục đầu tư vào góc phần tư thứ ba. Theo ma trận Boston, các doanh nghiệp nên xem đây là góc để hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng duy trì thị phần hiện tại chứ đừng xem là góc để đầu tư.


Thường thì những doanh nghiệp lớn hay các SBU cần đổi mới các sản phẩm hoặc chiến lược mới để trở thành ngôi sao mới ở góc thứ ba thì nên lựa chọn góc thứ hai này. Những chiến lược nên lựa chọn cho góc Cash cows là: phát triển sản phẩm, đa dạng hóa, thoái vốn, thoái lui.


3.3. Góc phần tư thứ ba – Stars

Đây là góc phần ư có mức tăng trưởng cao và duy trì lợi nhuận tốt nhất so với 3 góc còn lại. Đa số các doanh nghiệp hay SBU đều đầu tư vốn vào góc thứ ba này và đặt kỳ vọng sẽ tạo ra những phần lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào “thị phần ngôi sao” cũng mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp thay đổi nhanh chóng, nơi các sản phẩm luôn cần được cải tiến đổi mới có thể sớm vượt qua bởi những tiến bộ công nghệ mới.


Những chiến lược nên lựa chọn cho góc Star: Tích hợp dọc, tích hợp ngang, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm.


3.4. Góc phần tư thứ tư – Question marks

Ở góc cuối cùng của ma trận BCG này, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và xem xét thật kỹ để quyết định các SBU này có đáng để đầu tư không bởi vì những SBU trong loại này không phải lúc nào cũng đem đến thành công. Thậm chí ngay cả sau khi đầu tư lớn, các doanh nghiệp vẫn đấu tranh để giành thị phần và cuối cùng trở thành SBU ở góc phần tư thứ nhất.


Những chiến lược nên lựa chọn ở thị trường Question marks: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, thoái vốn.


4. Sử dụng SBU trong ma trận ADL

Ma trận ADL là một ma trận được phát triển bởi công ty Arthur D. Little, sử dụng ma trận ADL để các doanh nghiệp phát triển các chiến lược kinh doanh. Có hai yếu tố chính trong ma trận ADL cần lưu ý đó là vị thế cạnh tranh (Competitive Position) và quá trình trưởng thành ngành (Industry Maturity).

SBU trong ma trận ADL - SBU là gìSBU trong ma trận ADL - SBU là gì

Hai yếu tố quan trọng này giúp đẩy nhanh tiến trình đưa ra quyết định chiến lược doanh nghiệp. Ngoài ra có thể dùng ma trận ADL cho các dòng sản phẩm, chúng sẽ được phân loại và đặt vào vị trí tương ứng với vị trí trên ma trận.

Ma trận ADL giúp các doanh nghiệp đề ra chiến lược có thể thúc đẩy đề nghị những kế hoạch thích hợp: tập trung (build), duy trì (maintain) rút bỏ ( liquidate) hoặc xử lý khác.


Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, các bạn độc giả đã hiểu được SBU là gì, cách áp dụng SBU cho các sản phẩm và thị phần phù hợp để tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đọc nhiều hơn về các kiến thức kinh doanh và marketing thời đại 4.0, quý độc giả truy cập SO9.VN cùng chia sẻ nhé!

Powered by Froala Editor

Các bài viết cùng chủ đề

Chuyên mục

Công cụ nuôi kênh

SO9 SOCIALQuản lý đa nền tảng Mạng xã hội
9ReupReup nội dung đa nền tảng
9RechatRemarketing miễn phí
9DownloaderTải video Full HD từ nền tảng MXH

Cộng đồng Xây kênh

Nghiện Xây Kênh