WOM marketing là gì? 6 nguyên tắc vàng khi triển khai WOM marketing

Vũ Khánh

9.3.2024

Tiếp thị truyền miệng - WOM marketing mang đến một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp để phát triển kinh doanh và thúc đẩy doanh số. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu WOM marketing là gì, các hình thức WOM marketing và những lưu ý khi áp dụng WOM marketing.


1. WOM (Word of Mouth marketing) là gì?

  • Khái niệm WOM:

Word Of Mouth Marketing (WOM) là gì?Word Of Mouth Marketing (WOM) là gì?

Word Of Mouth Marketing (WOM) là hình thức tiếp thị thông qua truyền miệng hoặc quảng cáo truyền miệng chính:

  • Trong marketing truyền thống, Word Of Mouth Marketing là lan tỏa hình thương hiệu từ người này đến người khác dưới hình thức giới thiệu.
  • Word Of Mouth Marketing hiện đại sẽ bao gồm cả những hoạt động của doanh nghiệp để khuyến khích WOMM và hình thức giới thiệu tự nhiên.


Trong thế giới thông tin nhiễu loạn ngày nay, chắc chắn một lời giới thiệu từ người thân bạn bè sẽ đáng tin hơn nhiều so với các quảng cáo trả phí. Do đó, Word Of Mouth Marketing chính là cơ hội cho các marketers tăng hiệu quả cho chiến dịch của doanh nghiệp mình.

Theo Nielsen, 92% mọi người thường tin tưởng các đề xuất từ bạn bè và gia đình hơn bất kỳ loại quảng cáo nào khác. Ngay cả nghiên cứu học thuật về WOM cũng đã chứng minh hiệu quả của nó trong việc thúc đẩy chuyển đổi.

WOM marketing được tin tưởng nhất trong các hình thức marketing

Trong Tạp chí Nghiên cứu Thị trường Quốc tế, M. Nick Hajili đã viết:

“Sự tin tưởng, được khuyến khích bởi phương tiện truyền thông xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua. Do đó, lòng tin có một vai trò quan trọng trong thương mại điện tử, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua và ảnh hưởng gián tiếp đến mức độ hữu ích được cảm nhận ”.

  • Những ưu điểm của WOM

Nếu được sử dụng một cách hiệu quả, marketing WOM có thể mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc. Một số ưu điểm của tiếp thị truyền miệng WOMM có thể kể đến như:

  • Tăng doanh số bán hàng mà không tốn tiền cho quảng cáo
  • Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành
  • Dễ dàng hơn trong việc thu hút


2. Các dạng WOM marketing điển hình

Có hai hình thức WOM chính: một là truyền miệng một cách tự nhiên, hai là thông qua việc sử dụng các chiến dịch Marketing và quảng cáo. 2 cách thức này sẽ bổ sung cho nhau. Ngược lại, nếu bạn đã có một lượng WOM tự nhiên kha khá thì các chiến dịch khuếch đại WOM thông qua quảng cáo của bạn sẽ thành công hơn nhiều.

Cụ thể hai hình thức tiếp thị truyền miệng bao gồm:

  • Organic Word Of Mouth: Đây là hình thức truyền miệng tự nhiên khi khách hàng trung thành của doanh nghiệp cảm thấy hài lòng về một sản phẩm và giới thiệu cho bạn bè người thân cùng sử dụng.
  • Word Of Mouth khuếch đại: WOM khuếch đại là các hoạt động do marketer tổ chức để khuyến khích hoặc tăng tốc WOM trong các cộng đồng hiện tại hoặc lan tỏa hình ảnh với những người mới.


3. Nguyên tắc khi sử dụng WOM vào chiến dịch marketing cho doanh nghiệp

Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các quy tắc về tiếp thị truyền miệng được tổng kết trong cuốn sách “Contagious: Why Things Catch On” của John Berger.

3.1. Social Currency (sự công nhận xã hội)

Ai cũng sẽ quan tâm đến hình ảnh của mình trong mắt người khác. Liệu bộ trang phục này có phù hợp với họ không? Chiếc vòng tay mới có giúp hình ảnh của họ nữ tính hơn… Vậy nên các nhà tiếp thị có thể tận dụng đặc điểm này, truyền đi các thông điệp đánh trúng tâm lý này của khách hàng, thuyết phục họ bằng chính trải nghiệm của những khách hàng đã từng sử dụng.

3.2. Triggers (sự kích hoạt)

Nhắc về thức uống giải khát có ga, không ai là không nhớ đến Coca Cola, nhắc đến mạng xã hội cho giới trẻ thì ta nảy ra ngay TikTok. Sự kích hoạt này giống như hoạt động của công tắc bóng đèn. Chỉ cần nhắc về một điều gì đó bất chợt, người tiêu dùng sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn đầu tiên. Do đó, các doanh nghiệp nên cố gắng giúp khách hàng hình thành chế độ ưu tiên cho thương hiệu của bạn trong tiềm thức của họ!

3.3. Public (công khai)

Chắc hẳn các marketer đều biết đến sự trở lại thành công ngoạn mục của Biti’s cùng sản phẩm Biti’s Hunter vào năm 2017. Khi đó, Biti’s được nhắc đến trên mọi mặt trận cùng với niềm tự hào về một sản phẩm “Made in Vietnam”, khơi dậy tình yêu với những tín đồ giày Việt, sáng tạo ra sản phẩm thời thượng không thua kém bất kỳ nhãn hiệu nào trên thế giới. Qua ví dụ của Biti’s, ta có thể thấy khi thương hiệu của bạn tạo được xu hướng, chắc chắn sẽ tạo được “làn sóng lan truyền” cực lớn trên thị trường.

Biti’s Hunter sử dụng WOM marketing

3.4. Stories (câu chuyện)

Mọi người thường có cảm giác gắn kết khi được nghe kể chuyện. Đừng cố gắng nhồi nhét cho khách hàng những thông tin của bạn, thay vào đó hãy đặt nó trong những câu chuyện nhẹ nhàng. Làm như vậy chắc chắn sẽ giúp cho khách hàng dễ nắm bắt thông tin hơn và hiệu quả truyền đạt nhờ đó cũng tăng cao hơn.

3.5. Emotion (cảm xúc)

Một khi khách hàng cảm thấy hài lòng và yêu mến một thương hiệu thì chắc chắn họ sẽ giới thiệu cho bạn bè người thân. Vậy nên, các nội dung mang yếu tố cảm xúc cao sẽ dễ dàng chiếm trọn trái tim của khách hàng hơn. Đừng chỉ chăm chăm vào giới thiệu sự ưu việt của sản phẩm mà thay vào đó hãy xem khách hàng như một người bạn thật sự, trò chuyện và lan tỏa thông điệp đến họ.

3.6. Practical Value (giá trị thực tế)

Khi khách hàng đang có ý định mua một sản phẩm nào đó, họ thường có xu hướng tìm hiểu thông tin từ những người đã có trải nghiệm thực tế để có được những thông tin xác thực và đáng tin hơn. Song hành cùng sản phẩm vẫn là chất lượng, cho khách hàng cảm giác tự tin truyền thông sản phẩm của bạn một cách chân thật nhất.


4. Những điều cần lưu ý để chiến dịch WOM marketing không “phản tác dụng”

4.1. Đừng lợi dụng WOM để mang lại lợi ích cho thương hiệu

Khách hàng chỉ cảm thấy thoải mái nếu như chia sẻ của họ mang lại giá trị cho người khác và được trân trọng. Khi đưa WOM vào chiến lược marketing của thương hiệu, các doanh nghiệp cần lưu ý đến cảm xúc của khách, đừng khiến họ cảm thấy mình bị lợi dụng cho công việc của tiếp thị của doanh nghiệp.

Ví dụ như: tặng voucher để bắt buộc khách hàng đánh giá hay review, lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu một cách thiếu chân thật… Những hành động như vậy vô tình làm mất thiện cảm của khách hàng với doanh nghiệp, khiến họ cảm thấy không tin tưởng và từ chối đồng hành cùng thương hiệu.

4.2. Không đánh mất dấu ấn của thương hiệu trong quá trình WOM

“Tại sao khách hàng lại chọn Apple mà không phải là Samsung?” Có lẽ là vì tính bảo mật cao, kiểu dáng sang trọng, luôn đi đầu xu hướng với những sản phẩm khác biệt như: AirPods, iPad, Macbook…

Đó là những điểm riêng có mà chỉ Apple có thể mang lại cho khách hàng của họ và đó cũng sẽ là điều khách hàng truyền tai nhau về thương hiệu này. Thương hiệu sẽ luôn phát triển không ngừng nhưng không được đánh mất đi vị trí của mình trong người tiêu dùng và cả thị trường. Những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cần được bảo truyền và lưu giữ qua thời gian như một đặc điểm nhận biết của thương hiệu đó.

>>> Xem thêm: Định vị thương hiệu

4.3. Không sử dụng điểm yếu của đối thủ làm bàn đạp cho WOM

“Sản phẩm A không có cái này nhưng sản phẩm của tôi thì có”.

Thông thường khi người ta tiếp thu một thông tin tiêu cực, đôi khi họ sẽ có cảm xúc khó chịu với những gì họ đang tiếp xúc. Có nghĩa là, mặc kệ hai thương hiệu này có tốt đến đâu nhưng điều duy nhất còn đọng lại trong tâm trí của họ là cả hai thương hiệu này sử dụng những chiến dịch marketing bẩn để hạ bệ nhau. Điều đó sẽ tạo ra những ấn tượng không tốt với khách hàng, và chắc chắn họ khó lòng mà gắn bó lâu với thương hiệu được.

Thay vào hạ thấp đối thủ, các doanh nghiệp nên tập trung vào những điểm mạnh của mình, nhấn mạnh chúng với khách hàng.


WOM tưởng chừng như là cách thức tiếp thị đơn giản nhất nhưng thật ra áp dụng nó hiệu quả lại không hề dễ, đòi hỏi sự thông minh và tinh tế từ các marketer. Nếu không khéo léo, tiếp thị truyền miệng có thể trở thành con dao hai lưỡi, khiến khách hàng có những suy nghĩ tiêu cực về doanh nghiệp. Bài viết đã giới thiệu chi tiết về tiếp thị truyền miệng - WOM marketing. Theo dõi SO9.VN để cùng học tập và chia sẻ nhiều góc nhìn kiến thức về các công cụ marketing trên mạng xã hội nhé!

Powered by Froala Editor

Các bài viết cùng chủ đề

Chuyên mục