Bí quyết xây dựng chiến lược phân phối nội dung hiệu quả nhất

Tìm hiểu ngay bí quyết xây dựng chiến lược phân phối nội dung hiệu quả nhất 2024!
Trà Nguyễn

18.7.2024

Phân phối nội dung là yếu tố then chốt để đưa những bài viết của bạn đến đúng đối tượng, gia tăng nhận thức về thương hiệu và nhận được nhiều lượt tương tác.
Tại sao việc chỉ tạo ra nội dung ấn tượng không còn đủ nữa? Trên toàn cầu, mỗi giây có khoảng 500 phút video được tải lên YouTube, 116 bài blog, 1.099 bài đăng Instagram, và 6 trang web mới được tạo ra. Chưa kể đến TikTok, ước tính mỗi ngày có 34 triệu video được đăng tải lên nền tảng này. Nếu không có chiến lược phân phối hiệu quả, ngay cả những nội dung sáng tạo nhất cũng có thể bị chìm vào biển nội dung khổng lồ này.

I. Phân phối nội dung là gì?

phân phối nội dung

Phân phối nội dung là việc xuất bản, chia sẻ và quảng bá nội dung của bạn đến đúng đối tượng mục tiêu.
Việc phân phối nội dung dựa vào các kênh trực tuyến như mạng xã hội, email, và quảng cáo. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tận dụng các kênh phân phối ngoại tuyến, chẳng hạn như tạp chí, báo chí, hội thảo hoặc triển lãm thương mại.
Từ hình ảnh và video đến các blog, bạn có thể phân phối hầu như bất kỳ loại nội dung nào. Điều quan trọng nhất là chỉnh sửa nó theo cách phù hợp với từng đối tượng khách hàng và chia sẻ nó trên những nền tảng mà họ thường xuyên sử dụng

II. Các loại kênh phân phối nội dung

Kênh phân phối nội dung bao gồm ba loại kênh chính: kênh sở hữu, kênh lan truyền và kênh trả tiền. Dưới đây là chi tiết về từng loại và cách chúng phù hợp với chiến lược của bạn.

1. Kênh sở hữu

Kênh sở hữu bao gồm các nền tảng mà bạn hoàn toàn kiểm soát, chẳng hạn như trang web, fanpage, hội nhóm, và blog của bạn. Kênh sở hữu cho phép bạn theo dõi và điều chỉnh kế hoạch phân phối nội dung của mình chặt chẽ nhất.
Ngoài ra, kênh sở hữu cho phép bạn tự do sáng tạo nhất. Điển hình như người sáng lập Tesla và chủ sở hữu X (trước đây là Twitter), Elon Musk. Nhiều bài đăng của ông ấy gây tranh cãi, nhưng đó là điều ông ấy có thể thực hiện trên nền tảng của riêng mình — và nó chắc chắn tạo ra nhiều sự chú ý.
elon musk

Một nhược điểm tiềm ẩn của việc sử dụng kênh truyền thông sở hữu là mất thời gian để xây dựng các kênh này. Bạn cũng phải tạo và chia sẻ nội dung thường xuyên để thúc đẩy sự tương tác và duy trì tính nhất quán.

2. Kênh lan truyền (Earned channels)

Kênh lan truyền là kênh của một bên thứ ba, chẳng hạn blogger, trang web tin tức, nền tảng đánh giá, đưa bài viết của thương hiệu của bạn viết đi truyền thông, chia sẻ trên mạng xã hội và PR. Vì vậy bạn có rất ít, thậm chí không kiểm soát được chúng. Ví dụ, các đánh giá do khách du lịch để lại trên TripAdvisor được coi là kênh lan truyền cho các doanh nghiệp được đánh giá.
Tripadvisor

Tin tốt là người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng các kênh này. Trong một khảo sát năm 2024, 36% người tiêu dùng cho biết họ kiểm tra ít nhất hai trang web hoặc ứng dụng đánh giá trước khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của một doanh nghiệp, 25% khác thừa nhận rằng họ truy cập ít nhất ba trang web để đưa ra ý kiến.
Kênh lan truyền có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu và nâng cao danh tiếng của thương hiệu. Trong một số trường hợp, chúng cũng có thể tăng lưu lượng truy cập vào trang web hoặc blog của bạn.
Nhược điểm là bất kỳ đề cập thương hiệu nào trên các nền tảng này đều do bên khác kiểm soát. Do đó, chúng có thể xuất hiện dưới dạng thông điệp tiêu cực, không chính xác, thậm chí là xúc phạm.
Điều tốt nhất bạn có thể làm để đối phó với điều này là kiên nhẫn trả lời tất cả các phản hồi bạn nhận được trên các kênh lan truyền. Sau cùng, nghiên cứu cho thấy 88% người tiêu dùng thực sự thích các doanh nghiệp trả lời tất cả các đánh giá.

3. Kênh trả tiền

Kênh trả tiền bao gồm quảng cáo PPC (Pay Per Click), bài viết được tài trợ và được những người có ảnh hưởng PR, thường được thực hiện trên các kênh mạng xã hội và công cụ tìm kiếm. Nội dung của kênh trả tiền là bạn phải trả tiền để chia sẻ và quảng bá nội dung của mình. Ví dụ, hãng thời trang Coach đã trả tiền cho nữ diễn viên Selena Gomez để quảng cáo một chiếc áo khoác da và một chiếc túi trên Instagram.
paid channels

Kênh trả tiền cho phép bạn tiếp cận các khách hàng có thể không biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn cũng kiểm soát được nội dung được chia sẻ trên kênh này.
Một nhược điểm là kênh trả tiền thường được coi là ít đáng tin cậy hơn so với truyền thông lan truyền hoặc sở hữu. Trong khi gần 90% người tin tưởng vào các lời khuyên cá nhân, 80% tin tưởng vào tài trợ thương hiệu, 78% tin vào quảng cáo truyền hình, 71% tin vào người ảnh hưởng và chỉ 64% nói rằng họ có niềm tin vào quảng cáo trên mạng xã hội.

III. Cách chọn kênh phân phối phù hợp

  • Kênh sở hữu mang lại sự linh hoạt và kiểm soát cao nhất, tuy nhiên đòi hỏi đầu tư thời gian đáng kể.
  • Kênh trả tiền có thể tạo ra sự nhận thức thương hiệu ngay lập tức, nhưng tất nhiên, bạn phải chi trả cho nó.
  • Kênh lan truyền có thể giúp bạn xây dựng niềm tin và uy tín, nhưng chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Vậy, bạn nên ưu tiên kênh nào?
Câu trả lời phụ thuộc vào ngân sách, đối tượng mục tiêu và loại nội dung của bạn. Để giúp bạn quyết định, hãy bắt đầu bằng cách sử dụng các công cụ phân tích để xem khách truy cập trang web của bạn đến từ đâu. Sau đó, tập trung vào những kênh tạo ra nhiều lưu lượng truy cập và chuyển đổi nhất.
Ngoài ra, hãy thử nghiệm trên các kênh phân phối khác nhau. Kiểm tra một hoặc hai kênh cùng một lúc và theo dõi kết quả trong khoảng bốn tuần.
Hãy phân tích việc phân phôi nội dung của đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ cho phép bạn xác định nội dung và kênh phân phối hiệu quả nhất của họ — và khám phá ra những điểm yếu trong chiến lược của bạn.
Cân nhắc các mục tiêu tiếp thị của bạn. Chẳng hạn, có thể đáng đầu tư thêm tiền vào phân phối trả tiền khi bạn đang chạy một chương trình khuyến mãi.
Cũng đừng quên câu ngạn ngữ cổ: "Đừng đặt tất cả trứng vào một giỏ."

IV. Cách xây dựng chiến lược phân phối nội dung

Việc tạo ra nội dung chất lượng cao luôn quan trọng, nhưng phạm vi tiếp cận của bạn phụ thuộc vào những gì bạn làm sau đó.
Đơn giản, bạn cần một chiến lược phân phối nội dung được lập kế hoạch kỹ lưỡng để thu hút, gắn kết và chuyển đổi khách hàng lý tưởng của mình. Dưới đây là cách để bắt đầu xây dựng chiến lược phân phối nội dung thành công:

1. Nghiên cứu đối tượng

Là một chủ doanh nghiệp, bạn đã biết mình đang nhắm đến những đối tượng nào. Tuy nhiên khi nói đến phân phối nội dung, bạn cần đi sâu hơn vào sở thích, những đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng.
so9

  • Thông tin nhân khẩu học: vị trí địa lý, giới tính, độ tuổi hay giờ vàng hoạt động?
  • Họ thích loại nội dung nào?
  • Họ biết gì về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Tại sao họ muốn đọc nội dung của bạn? Những nhu cầu và khó khăn của họ là gì?

2. Chọn kênh phân phối chính

Như đã thảo luận trước đó, tốt nhất là đa dạng hóa các kênh phân phối nội dung của bạn. Nhưng nếu bạn mới bắt đầu, hãy chọn một nền tảng phân phối chính — và bắt đầu phân phối nội dung trên đó. Đó có thể là trang web, blog, email hoặc các kênh sở hữu khác của bạn.
Trong một khảo sát của HubSpot, gần 60% các nhà tiếp thị nói rằng blog của họ là "kênh có giá trị nhất". Hơn 90% đồng ý rằng phương tiện truyền thông sở hữu là "quan trọng" hoặc "rất quan trọng" đối với chiến lược phân phối nội dung của họ.

3. Xem xét nội dung của bạn

Bạn sẽ chia sẻ gì đầu tiên?
Kiểm tra xem, nội dung nào đã sẵn sàng để chia sẻ. Bạn cần tìm các nội dung hiệu suất cao và các phần đã được tối ưu hóa cho khán giả của mình. Sau đó, bạn có thể xác định kênh chia sẻ chúng để có tác động tối đa.
Tiếp theo, tái sử dụng nội dung bạn đã chọn để bạn có thể chia sẻ theo nhiều cách khác nhau trên các nền tảng và kênh khác nhau. Ví dụ: bạn có thể biến một bài blog thành một bài viết chia sẻ trên fanpage hoặc các hội nhóm trên facebook, biến blog dạng text thành ảnh chia sẻ lên nhiều nền tảng khác, thậm chí biến nội dùng blog đó thành kịch bản biên dựng lên video trên Tiktok. Quan trọng là bạn cần biết chia nhỏ nó thành các bài đăng trên mạng xã hội hay là chuyển đổi thành video.
Với cách tiếp cận này, bạn có thể xem nội dung của mình hoạt động như thế nào trên các nền tảng khác nhau. Phân tích kết quả trước khi bắt đầu tạo nội dung mới.

4. Tạo lịch biên tập

so9

Xác định tần suất bạn muốn chia sẻ nội dung trên mỗi kênh — và sau đó tạo lịch biên tập.
Ví dụ: TikTok khuyến nghị đăng bài lên đến bốn lần mỗi ngày. Tương tự, LinkedIn nói rằng tốt nhất là hãy đăng nội dung hàng ngày. Nếu bạn hoạt động trên Instagram, hãy chia sẻ một hoặc hai câu chuyện mỗi ngày và vài bài đăng trên feed mỗi tuần.
Những con số này không phải là cố định. Tần suất đăng bài lý tưởng phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, ngành, tài nguyên và đối tượng mục tiêu của bạn. Tốt nhất là tập trung vào chất lượng, sự nhất quán và những gì các chỉ số cho bạn biết (sẽ nói thêm về điều này sau).
Hãy nhớ dành thời gian để trả lời các bình luận và tham gia vào các cuộc trò chuyện. Những hoạt động này là cần thiết để thúc đẩy sự tham gia.

5. Chia sẻ nội dung của bạn với thế giới

Sử dụng công cụ quản lý mạng xã hội để dễ dàng lập kế hoạch và chia sẻ nội dung của bạn trên mạng xã hội.

6. Các chỉ số phân phối nội dung để theo dõi kết quả của bạn

Hiệu suất nội dung của bạn sẽ khác nhau giữa các kênh và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm đăng bài, xu hướng hiện tại, hoặc sự kiện đang diễn ra.
so9

Nếu bạn muốn tăng cường sự tương tác, hãy theo dõi các chỉ số sau:
  • Số lượt xem bài viết, nội dung
  • Tỷ lệ thả like, thả tim,...
  • Tỷ lệ share
  • Tỷ lệ bình luận

7. Viết blog trên những trang thứ ba để tiếp cận nhiều độc giả hơn

Điều quan trọng khi tạo nội dung sở hữu là cần thời gian để lưu lượng truy cập tăng lên. Thay vì dồn hết nỗ lực vào một trang web chưa có người đọc, bạn có thể đăng bài trên một trang web khác — lý tưởng là một trang đã có lượng truy cập hàng tháng ổn định trong lĩnh vực của bạn.

8. Sử dụng cộng đồng một cách sáng tạo để tạo sự kết nối

Quảng bá nội dung qua các cộng đồng trực tuyến như nhóm mạng xã hội, diễn đàn, trang Q&A và ấn phẩm là một cách hoàn hảo để tiếp cận đúng đối tượng. Bạn có thể tiếp cận đối tượng này bằng cách chia sẻ những hiểu biết độc đáo và có giá trị mà cộng đồng có thể hưởng lợi, như bài viết nổi bật về việc cải thiện chiến lược tiếp cận lạnh của bạn.

Lời kết

Việc phân phối nội dung hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, bao gồm gia tăng nhận thức về thương hiệu, tạo ra sự tương tác, tăng năng suất, và cải thiện hiệu quả chiến dịch marketing. Bài viết này cung cấp cách giúp bạn xây dựng chiến lược phân phối nội dung sao cho hiệu quả - nhanh chóng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý các kênh mạng xã hội. Ngoài ra, đừng quên truy cập trang web SO9.VN để tìm hiểu thêm các kiến thức vận hành doanh nghiệp cập nhật nhất nhé! Chúc bạn thành công!
 
Xem thêm:

Các bài viết cùng chủ đề

Chuyên mục

Công cụ nuôi kênh

SO9 SOCIALQuản lý đa nền tảng Mạng xã hội
9ReupReup nội dung đa nền tảng
9RechatRemarketing miễn phí
9DownloaderTải video Full HD từ nền tảng MXH

Cộng đồng Xây kênh

Nghiện Xây Kênh