9.3.2024
Chắc hẳn tất cả doanh nghiệp trên thị trường ngày nay đều đang cố gắng xây dựng cho một định vị thương hiệu rõ nét trong lòng khách hàng. Điều này sẽ giúp cho công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định vị thương hiệu là gì, vai trò của định vị thương hiệu với doanh nghiệp và những chiến lược định vị thương hiệu phổ biến ngày nay.
Định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu là xác định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường và làm nổi bật những nét riêng có so với các doanh nghiệp khác. Mục tiêu chính của định vị thương hiệu là giúp xây dựng uy tín và niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm của thương hiệu đó.
Tuyên ngôn định vị thường và tagline, slogan là những thuật ngữ hay bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, tuyên ngôn định vị chủ yếu được dùng trong các hoạt động nội bộ doanh nghiệp.
Tuyên ngôn định vị thương hiệu (Brand Positioning Statement) là định hướng để đưa ra các quyết định liên quan đến marketing cũng như hoạt động khác của doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng giúp thương hiệu của bạn đưa ra các quyết tác động tới nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
Tuyên ngôn định vị thương hiệu và Tagline
Trong khi đó, Tagline lại hoàn toàn ngược lại. Tagline được sử dụng với mục đích hỗ trợ cho chiến dịch marketing.
Vậy tuyên ngôn định vị sẽ giúp bạn đề ra được những chiến lược marketing còn tagline sẽ hỗ trợ bạn trong việc thực hiện các chiến lược đó.
Vai trò của định vị thương hiệu đối với doanh nghiệp
Trước tiên, trong giai đoạn sơ khai, định vị thương hiệu sẽ giúp phân biệt doanh nghiệp của bạn với đối thủ khác trong ngành. Thị trường ngày nay có quá nhiều sự cạnh tranh và chỉ có sự khác biệt mới giúp khách hàng quan tâm đến thương hiệu của bạn. Và từ đó, các hoạt động truyền thông và tiếp thị khác sẽ diễn ra hiệu quả hơn.
Tiếp đó, định vị thương hiệu giúp xây dựng lòng tin khách hàng với doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa cả hai bên.
Hơn nữa, trong quá trình kinh doanh, các thương hiệu đã xây dựng được định vị thương hiệu vững chắc sẽ xây dễ dàng phát triển hơn.
Có rất nhiều cách để định vị một thương hiệu trên thị trường. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 9 chiến lược định vị thị trường phổ biến nhất hiện nay.
Định vị thương hiệu dựa trên chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm vẫn luôn là yếu tố cốt lõi để phân biệt các sản phẩm trên thị trường. Chắc chắn các thương hiệu cung cấp sản phẩm chất lượng tốt sẽ được nổi bật và được khách hàng biết đến nhiều hơn. Vậy nên, thương hiệu nào dành được niềm tin của khách hàng về chất lượng là thương hiệu đó đã thành công trong việc định vị chiến lược.
Khi định vị thương hiệu sản phẩm dựa vào chất lượng, các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố như sau:
“Cảm xúc” là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi mua hàng của của người tiêu dùng. Vậy nên, các doanh nghiệp cần quan tâm đến cảm xúc của khách hàng và tìm được cách kết nối cảm xúc với khách hàng để tạo định vị thương hiệu cho riêng mình. Ví dụ thành công nhất về định vị thương hiệu dựa trên cảm xúc là 7up. Thương hiệu này đã cố gắng kết nối cảm xúc của khách hàng với sản phẩm của mình.
Định vị thương hiệu dựa trên kết nối cảm xúc khách hàng
Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào những USP sản phẩm là cách giúp doanh nghiệp ghi dấu trong lòng khách hàng nhanh và đậm nét hơn.
Ví dụ điển hình về định vị thương hiệu dựa trên sự khác biệt là Apple đã thay đổi suy nghĩ của mọi người về các sản phẩm công nghệ và tạo ra một hệ sinh thái riêng biệt cung cấp đầy đủ tiện ích cho người tiêu dùng.
Định vị thương hiệu dựa vào sự khác biệt thương hiệu
“Giá trị thương hiệu” ở đây chính là những điều mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng từ những giải pháp, những thông điệp hay những lợi ích hữu hình. Những giá trị doanh nghiệp mang lại sẽ giúp khách hàng vượt qua những khó khăn mà họ hay gặp phải.
Một trong các chiến lược định vị thương hiệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay là dựa trên đặc tính của sản phẩm. Những đặc điểm riêng có của sản phẩm sẽ giúp phân biệt chúng với thị trường cạnh tranh ngoài kia.
Định vị thương hiệu dựa vào đặc tính sản phẩm
Một ví dụ trong ngành ô tô, khi nhắc đến những chiếc xe thể thao có động cơ khỏe thì người dùng sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu Porsche. Còn Toyota thì gắn liền với độ tin cậy, trong khi an toàn, bền bỉ là đặc tính mà Volvo theo đuổi.
Định vị thương hiệu dựa vào giá
Định vị dựa vào giá cả cũng được xem là chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả. Tùy lĩnh vực kinh doanh của bạn và tệp khách hàng bạn muốn hướng đến thì doanh nghiệp có thể lựa chọn phân khúc giá cho mình.
Mức giá đề ra phải phù hợp với đối tượng bạn đang hướng đến. Ví dụ như nếu bạn hướng tới các sản phẩm cho giới trẻ độ tuổi từ 18-25 thì không nên chọn tầm già cao.
Định vị thương hiệu dựa vào đối thủ cạnh tranh
Có câu ví vui rằng đối thủ cạnh tranh xem như người “thầy” của bạn. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các đối thủ cùng ngành. Từ đó, bạn sẽ rút ra được những insight quan trọng để xây dựng chiến lược cho riêng mình. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến cả yếu tố khác biệt, duy nhất để có thể cạnh tranh được với các đối thủ mạnh.
Chiến lược này sẽ không xuất phát từ sản phẩm mà đi từ phía khách hàng. Doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình mua hàng riêng, khiến họ cảm thấy hài lòng và vui vẻ khi nhận được sự quan tâm. Ví dụ như hệ thống lẩu Haidilao nổi tiếng với những dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo và tận tâm.
Công dụng chính là tính ứng dụng của sản phẩm trong đời sống hàng ngày. Chiến lược này đặc biệt phù hợp với các sản phẩm có tính ứng dụng cao như sơn Nippon “Sơn đâu cũng đẹp”. Đây là một định vị an toàn và giúp dễ dàng xây dựng được lòng tin với khách.
Để xây dựng được định vị thương hiệu thành công nhất, các doanh nghiệp nên tham khảo quy trình sau đây để đảm bảo được định vị đưa ra là hiệu quả nhất.
Trước khi làm bất cứ điều gì, bạn cũng phải hiểu chính bản thân mình trước. Hiểu được mục tiêu, tiềm năng, sản phẩm,... là insight quan trọng hàng đầu quyết định cho các bước tiếp theo. Bạn cần thấu hiểu rõ vị trí hiện tại của mình trên thị trường để tiến tới phân tích đối thủ cạnh tranh.
Xác định cách tự định vị thương hiệu
Việc tìm hiểu thị trường và phân tích đối thủ là bước tiếp theo. Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong giai đoạn này là phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và tìm ra lợi thế khác biệt của công ty bạn. Bạn cũng có thể học hỏi họ thêm về cách vận hành doanh nghiệp.
Sau khi đã nắm được những thông tin cơ bản về đối thủ cạnh tranh, bây giờ các doanh nghiệp cần tiếp tục phân tích sâu hơn. Một số insight bạn có thể rút ra từ định vị của thương hiệu đối thủ có thể kể đến như:
Từ những insight thu được ở ba giai đoạn trước, các doanh nghiệp sẽ đưa ra những ý tưởng để xây dựng USP của thương hiệu mình.
Xác định điểm nổi bật để định vị thương hiệu
Nếu như có thể biến điểm yếu của đối thủ thành điểm mạnh của mình, bạn chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn.
Trước khi sáng tạo ra tuyên ngôn định vị thương hiệu, các doanh nghiệp cần tự đặt ra cho mình 4 câu hỏi về khách hàng, về sản phẩm và về giá trị thương hiệu mang đến cho khách hàng:
Từ những thông tin đã có, bạn có thể xây dựng được một tuyên ngôn phù hợp với tiềm lực và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Cuối cùng, điều quan trọng là bạn cần đánh giá lại hiệu quả của những việc bạn đã làm. Có thể khi mới triển khai, nó chưa mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng lâu dần bạn sẽ thấy được kết quả của mình làm ra. Khi mà mọi người khi nhắc đến bạn sẽ biết được ngay định vị thương hiệu của bạn tức là bạn đã thành công.
Định vị thương hiệu là công việc của tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Định vị đúng và phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bài viết đã tổng kết lại về định vị thương hiệu và những điều cần biết. Theo dõi SO9.VN để cùng học tập và chia sẻ nhiều góc nhìn kiến thức về các công cụ marketing trên mạng xã hội nhé!
Powered by Froala Editor
Công cụ nuôi kênh