Chiến lược marketing trên TikTok hiệu quả cho doanh nghiệp

Vũ Khánh

9.3.2024

TikTok đã dần trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất trên thế giới, với hơn 1 tỷ người sử dụng hàng tháng, 

Xuất phát là một ứng dụng phát video vui nhộn dành cho Gen Z, TikTok đã làm khuấy đảo cộng động marketing và quảng cáo, thay đổi hoàn toàn cách các thương hiệu tạo và chia sẻ nội dung.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn thấy lý do tại sao TikTok đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing trên mạng xã hội của bạn và từ đó đề xuất cho bạn những cách hiệu quả nhất để tiếp thị sản phẩm, kết nối với khách hàng và phát triển doanh nghiệp của bạn trên TikTok.

Bắt đầu thôi.

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng TikTok?

Nhiều người nghĩ rằng TikTok chỉ là nơi để giải trí. Mặc dù điều đó không hoàn toàn sai nhưng cũng có rất nhiều cơ hội để các thương hiệu kết nối với khán giả của họ qua những nội dung giải trí.

Hơn nữa, 47,4% người dùng TikTok ở Mỹ dưới 30 tuổi và hơn một nửa trong số đó là thanh thiếu niên. Đối với các thương hiệu nhắm đến đối tượng trẻ tuổi, TikTok là một mỏ vàng.

Nhưng kể cả khi đối tượng mục tiêu của bạn không phải là những khách hàng gen Z, bạn vẫn có lợi khi có mặt trên nền tảng này.

Tùy vào lĩnh vực và thị trường kinh doanh của bạn, những người trẻ cuối cùng cũng sẽ trưởng thành và trở thành khách hàng tiềm năng mà thương hiệu đang hướng tới. Sự thật là TikTok đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến lớn đến mục tiêu, nguyện vọng và cả quyết định mua hàng của họ. Thêm vào đó, hãy ghi nhớ rằng trên 50% người dùng TikTok trên 30 tuổi, nghĩa là vẫn có những khách hàng tiềm năng chưa được khai thác trên nền tảng này cho doanh nghiệp của bạn.

Tổng kết lại, đây là những lợi ích rõ ràng nhất của việc sử dụng TikTok cho doanh nghiệp:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: TikTok cung cấp rất nhiều cách để lan tỏa thông điệp của doanh nghiệp bạn. Bạn có thể làm việc với những người có sức ảnh hưởng, chạy các chiến dịch quảng cáo và sử dụng những tính năng như hashtag, sticker thương hiệu để tạo sự chú ý hướng tới thương hiệu. Cũng như vậy, nếu bạn sáng tạo những nội dung giải trí và độc đáo, video của bạn có tiềm năng viral và được nhiều người biết đến.
  • Giới thiệu sản phẩm: Điều tuyệt vời nhất của TikTok marketing đó là nó không giống như tiếp thị truyền thống. Trên TikTok, chúng ta có thể thiết kế ra rất nhiều cách để quảng bá sản phẩm, ví dụ như hợp tác với những người có ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng, sáng tạo video có nội dung hữu ích và giải trí và hơn thế nữa.
  • Mở rộng tệp khán giả: TikTok có hàng triệu người dùng ở hơn 140 quốc gia. Có thể nói đây là một trong những nền tảng tốt nhất để tiếp cận khán giả quốc tế và mở rộng tệp khách hàng hiện tại. Thêm vào đó, đây cũng là một cơ hội đặc biệt để tiếp cận những khách hàng chỉ sử dụng TikTok mà không phải nền tảng mạng xã hội nào khác.
  • Thu hút thêm khách hàng mới: TikTok tập trung vào việc tạo ra nội dung chân thực, hấp dẫn, tập trung vào người dùng và cá nhân hóa. Điều này giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền chặt với khán giả của mình và tăng khả năng chuyển họ thành khách hàng. Hơn nữa, nếu bạn đi đúng xu hướng vào đúng thời điểm (hoặc tốt hơn là bắt đầu một xu hướng mới), bạn có thể sẽ có được rất nhiều khách hàng mới.

Chúng ta đã tìm hiểu tại sao bạn nên đưa thương hiệu của mình lên TikTok, bây giờ hãy cùng tìm hiểu những cách khác nhau bạn có thể làm để tối ưu hóa nền

Chiến lược marketing trên TikTok cho doanh nghiệp

Chỉ dừng lại ở việc lập tài khoản doanh nghiệp trên TikTok hay bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác là chưa đủ. Quan trọng là bạn phải biết cách tận dụng công cụ sáng tại này và các tính năng của nó để thu hút chú ý của hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.

Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một vài cách sử dụng TikTok trong chiến lược marketing của mình.

1. Sáng tạo nội dung độc đáo và phù hợp

Điều đầu tiên bạn chú ý khi mở ứng dụng và lướt feed là vô kể những video được đề xuất.

Để nổi bật giữa biển nội dung này, video của bạn phải thật sự độc đáo, thu hút sự chú ý và phù hợp với khách hàng và thương hiệu. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà bạn nên ghi nhớ.

  • Tìm hiểu khán giả và bản chất của nền tảng: TikTok là chỗ cho những nội dung vui vẻ và giải trí - bạn cần học cách thích nghi với văn hóa này  mà không làm mất đi bản sắc của thương hiệu của mình.
  • Tránh tạo những video quá trang trọng và dập khuôn. Bạn càng chính thống, cơ hội thành công trên TikTok của bạn càng cao. Nhưng đừng nghĩ đao to búa lớn rằng bạn phải tạo một video thật fancy. Bạn có thể nhanh chóng quay lại video bằng chiếc điện thoại của mình ngay khi một ý tưởng hay lóe sáng trong đầu bạn. 
  • Chiếu những hình ảnh chân thật và doanh nghiệp của bạn. Hãy đưa khán giả vào phía sau hậu trường của công ty. Nhân viên công ty bạn bày gì trên bàn hay họ thường làm gì trong một ngày. Trong văn phòng bạn có thú nuôi không?,... 
  • Tận dụng các trend và challenge. Cái hay của TikTok là bạn không bao giờ hết ý tưởng cho video mới. Đơn giản chỉ cần tìm kiếm các hashtag, nhạc và video thịnh hành. Hãy nhớ tạo điểm nhấn riêng hashtag trên TikTok để làm cho thương hiệu của bạn nổi bật hơn.

2. Thêm âm nhạc và hiệu ứng cho video của bạn

Những gì bạn có thể làm với TikTok là đưa video của tiếp cận với nhiều người hơn với sự trợ giúp của âm nhạc bắt tai và thịnh hàng cùng với những hiệu ứng sáng tạo…

Đơn giản bạn chỉ cần bấm vào Add Sound ở trên cùng của màn hình và mở ra một thư viện audio khổng lồ được sắp xếp thành các mục thịnh hàng, khuyên dùng,... Bạn cũng có thể lưu những file nhạc mà mình thích vào tab Yêu thích để sử dụng trong những lần sau.

Bạn có thể chèn nhạc vào trước và sau khi ghi hình video. Cùng với những âm thanh sống động, bạn cũng có thể truy cập vào rất nhiều tính năng chỉnh sửa video từ bản ghi hình gốc của mình.

Black screen showing the different features and functionality of the camera in TikTok.

Đây là các tính năng hay dùng trên TikTok

  • Độ dài video: Bạn có thể tùy chọn độ dài phù hợp với nội dung của mình trong giới hạn 10 phút.
  • Flip: Chuyển đổi giữa máy ảnh trước và sau của điện thoại.
  • Tốc độ: Điều chỉnh tốc độ khung hình của video để tăng tốc hoặc làm chậm lại.
  • Bộ lọc: Áp dụng các bộ lọc màu hoặc độ tương phản để làm cho video của bạn trông lôi cuốn hơn.
  • Làm đẹp: Truy cập một loạt các bộ lọc làm đẹp da và trang điểm cho người quay.
  • Hẹn giờ: Dừng ghi tự động sau một khoảng thời gian nhất định.
  • Trả lời: Trả lời bình luận của riêng bạn hoặc bất kỳ video nào khác.
  • Đèn flash: Bật hoặc tắt đèn flash trên máy ảnh của điện thoại.
  • Hiệu ứng: Thêm hiệu ứng biến đổi khuôn mặt, thay đổi nền, thay đổi giọng nói, hiệu ứng tương tác và hơn thế nữa.
  • Mẫu: Kéo và thả ảnh video của bạn vào các mẫu tạo sẵn này để nhanh chóng tạo ra nội dung bắt mắt. Bạn luôn có thể chỉnh sửa âm thanh, hiệu ứng và văn bản sau đó.

Các tính năng edit video khác bao gồm cắt, ghép video, sử dụng hiệu ứng và filters sau đó.

Lưu ý rằng, bạn cũng có thể phát triển filter, hiệu ứng dành riêng cho thương hiệu của mình giống như Instagram và Snapchat. Người dùng TikTok có thể sử dụng những công cụ này trong video của họ và lan truyền đi thông điệp về thương hiệu bạn.

3. Tận dụng các tính năng xuất bản nội dung của TikTok

TikTok giúp bạn dễ dàng chia sẻ, tối ưu hóa và sắp xếp các video của mình cũng như quay và chỉnh sửa chúng. Bạn nên thể tận dụng tối đa các công cụ xuất bản nội dung của nền tảng này để tạo một video thành công nhất có thể nhé.

A screenshot of TikTok's publishing options.

  • Viết mô tả: Mô tả TikTok giới hạn trong 150 ký tự, vì vậy hãy viết thật ngắn gọn, có ý nghĩa nhưng phải thật thú vị. Phần mô tả cũng giúp cho khán giả khiếm thị hoặc khiếm thính hiểu ngữ cảnh video của bạn.
  • Thêm hashtag: Chèn các thẻ hashtag phù hợp để video của bạn tìm đến những người quan tâm đến nó. Chú ý đến các hashtag thịnh hành và làm cho thẻ # của bạn càng cụ thể càng tốt để thu hút những người dùng được nhắm mục tiêu thực sự quan tâm đến nội dung của bạn.
  • Tag bạn bè: Nếu bạn đang cộng tác với một thương hiệu, người sáng tạo nội dung hoặc người có ảnh hưởng khác, bạn có thể tag họ trong phần mô tả. Điều này cũng hữu ích nếu bạn đang đăng lại nội dung do người dùng tạo và bạn muốn ghi công cho những người sáng tạo ban đầu.
  • Thêm liên kết: Nếu bạn có tài khoản TikTok Business, bạn có thể thêm liên kết vào tiểu sử của mình bằng cách chỉnh sửa hồ sơ của bạn và thêm URL vào trường Trang web. Trong video của mình, bạn có thể gợi ý người dùng đăng ký, xem qua sản phẩm hoặc mua hàng qua liên kết trong tiểu sử của mình.
  • Điều chỉnh quyền riêng tư: Chỉ hiển thị video của bạn với chính bạn, bạn bè hoặc những người theo dõi mà bạn theo dõi lại hoặc tất cả mọi người.
  • Bật duet/stitch: Cho phép người dùng sử dụng video của bạn để tạo song ca hoặc ghép video của bạn với video của riêng họ để tạo nội dung phản hồi độc đáo.

4. Quyết định thời gian và tần suất đăng video trên TikTok

Một trong những chiến lược quan trọng nhất ở bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào không chỉ TikTok đó là chú ý đến thói quen của khán giả. Họ dùng mạng xã hội vào thời gian nào? Ngày nào trong tuần họ sử dụng TikTok nhiều nhất?

Nếu bạn đăng tải nội dung vào đêm khuya khi mà khách hàng của bạn đang ngủ say thì bạn chắc chắn sẽ không có được nhiều tương tác như mong đợi trong ít giờ đầu tiên. Và nếu không có buzz ban đầu đó, video của bạn sẽ khó lòng được thuật toán của TikTok nhận ra.

Điều quan trọng là bạn cần quản lý và phân tích những số liệu thường xuyên để biết được thời gian đăng bài tốt nhất. Bạn có thể tham khảo những dữ liệu này khi sử dụng tài khoản TikTok Business.

5. Chia sẻ nội dung do người dùng tạo (UGC)

Không còn gì chối cãi rằng các thương hiệu rất thích UGC. Với một số lĩnh vực như B2C, đó là cách dễ nhất cũng là cách tiết kiệm nhất để có được những nội dung chất lượng.

UGC là nội dung do người dùng tạo ra cho thương hiệu. Bạn có thể chia sẻ hoặc repost những nội dung này trên trang cá nhân của mình theo những cách khác nhau. Dưới đây là một ví dụ về một thương hiệu thời trang Stradivarius khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung với một hashtag thương hiệu:

Screenshot of Stradivarius' TikTok profile, where a branded hashtag is encouraged to be used to be featured.

Chia sẻ nội dung cho người dùng tạo UGC là một cách tuyệt vời để bắn một mũi tên trúng 3 con chim:

  • Luôn lấp đầy feed TikTok bằng những video tương tác

  • Tri ân những khách hàng hiện tại

  • Thu hút thêm những khách hàng mới bằng cách tận dụng những bằng chứng chân thực

Bạn có thể khuyến khích người dùng tạo nội dung UGC trên TikTok theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như hợp tác với những người nổi tiếng để sáng tạo những trend mới, tạo ra những hashtag thương hiệu hay khởi động những thử thách.

6. Sáng tạo thử thách TikTok

Thử thách trên TikTok có khả năng lan truyền rất cao, ai cũng muốn thử chúng và đó thường là những video mang tính giải trí cao.

Prada, chẳng hạn, gần đây đã khởi động #PradaBucketChallenge trên TikTok để khuyến khích mọi người tạo video cho thấy mũ Prada có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào trong tủ quần áo của họ.

 

Screenshot of Prada's branded hashtag and how influencers have been participating.

Để quảng bá cho thử thách này, Prada đã tranh thủ sự giúp đỡ của một số người nổi tiếng có ảnh hưởng hàng đầu với hàng triệu người dùng, trong đó có thể kể đến như Bella Poarch, Michael Le và Lexi Rivera. Sau một thời gian chạy, hashtag đã nhận được hơn 6 tỷ lượt xem.

Trước khi bạn bắt đầu một thử thách, bạn cần xác định rõ mục tiêu của bạn là gì?

  • Bạn có muốn tăng độ nhận biết thương hiệu?

  • Bạn đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng cho một sản phẩm mới?

  • Bạn có muốn quảng bá một sự kiện sắp tới không?

Khi bạn đã xác định mục tiêu của mình, bạn có thể tham khảo một số cách sau để khởi động và quảng bá thử thách TikTok hoàn toàn mới của mình:

  • Phối hợp với TikTok để đẩy mạnh thử thách của bạn. Chi phí để chạy một thử thách hashtag được tài trợ là khoảng 150.000 đô la trong 6 ngày. Trong thời gian này, thử thách của bạn sẽ xuất hiện trong feed của khán giả khi họ lướt ứng dụng.

  • Tổ chức một cuộc thi trên mạng xã hội thu hút nhiều người tham gia. Biến thử thách của bạn thành một cuộc thi bằng cách trao giải thưởng cho người xuất sắc nhất. Bạn cũng có thể đặt nhiều quy tắc hơn khi tham gia, chẳng hạn như bắt buộc phải theo dõi tài khoản của mình trên Instagram và TikTok.

  • Hợp tác với những người có ảnh hưởng để truyền thông cho sự kiện. Mặc dù mọi người có thể tham gia các thử thách một cách rời rạc, nhưng nếu họ thấy người có nội tiếng mà họ yêu thích tham gia, họ có thể sẽ chớp lấy cơ hội. Bạn nên tiếp cận những người có ảnh hưởng trên TikTok trong lĩnh vực kinh doanh của mình và nhờ họ tham gia thử thách của bạn với thẻ #. Hãy nhớ rằng làm việc với những người có ảnh hưởng có thể là một khoản đầu xứng đáng với.

Ngoài ra, các thương hiệu cũng có thể chọn tham gia vào những thách thức hiện có và chèo lái những con sóng. Bắt đầu thử thách của riêng bạn có thể rất bổ ích, đặc biệt nếu nó được lan truyền mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó cũng có thể tốn kém, tùy thuộc vào cách bạn chọn để quảng bá nó.

7. Quảng cáo trên TikTok

Mặc dù TikTok không tập trung nhiều vào kiếm tiền, các doanh nghiệp vẫn có thể chạy quảng cáo kết hợp với phần nội dung để tăng lượng người theo dõi. Có một số loại quảng cáo bạn có thể tham khảo trên TikTok.

  • Quảng cáo trong news feed: Đây là những quảng cáo gốc hiển thị dưới dạng video toàn màn hình xuất hiện khi người dùng lướt qua. Quảng cáo trong news feed chỉ có thể dài tối đa 60 giây và có thể liên kết đến các trang landing page hoặc cửa hàng.
  • Tiếp quản thương hiệu: Đây là những quảng cáo hiển thị ngay khi người dùng mở ứng dụng TikTok. Quảng cáo tiếp quản thương hiệu có thể là ảnh 3 giây hoặc video 3,5 giây và tốn nhiều chi phí hơn quảng cáo trong newsfeed. 
  • Quảng cáo TopVew: Những quảng cáo này là phiên bản nâng cao của việc tiếp quản thương hiệu và đương nhiên là chi phí cũng cao hơn. Những video này có thể dài từ 5-60 giây và người dùng có thể tương tác với chúng bằng cách react, bình luận và chia sẻ.

8. Kết hợp với những người có ảnh hưởng trên TikTok

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, TikTok là thiên đường cho các thương hiệu sử dụng marketing thông qua người nổi tiếng. Có rất nhiều người nổi tiếng ở các level khác nhau từ những người có sức ảnh hưởng rộng rãi đến hàng triệu người tới những nghệ sĩ mới nổi có vài chục nghìn người theo dõi.

Ví dụ: thương hiệu dinh dưỡng Tropeaka hợp tác với những người có ảnh hưởng đến lối sống như Lauren Bullen (@gypsealust). Đây là một ví dụ:

Làm việc với những người có ảnh hưởng có thể giúp bạn thu hút khán giả mới và xây dựng hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy bằng cách tiếp cận thông qua người mà họ tin tưởng. Dưới đây là một số mẹo để tối đa hóa các chiến dịch tiếp thị qua người nổi tiếng trên TikTok của bạn:

  • Tìm những người thực sự phù hợp với thương hiệu. Ngoài ra, hãy cân nhắc xem nên hợp tác với người ở tầm ảnh hưởng như thế nào. Những người có ảnh hưởng lớn hơn mang lại nhiều phạm vi tiếp cận hơn nhưng chi phí cao. Những người có ảnh hưởng nhỏ hơn có giá cả phải chăng hơn và trong khi họ cung cấp ít phạm vi tiếp cận hơn, họ thường có một lượng người theo dõi trung thành và tương tác cao. Tùy thuộc vào mục tiêu của bạn, bạn lại có thể đưa ra những sự lựa chọn khác nhau.
  • Có mục tiêu rõ ràng từ đầu. Hợp tác với những người có ảnh hưởng mà không có mục tiêu rõ ràng có thể gây lãng phí nguồn lực cho cả hai bên. Bạn cần biết chính xác những gì bạn hy vọng đạt được từ sự hợp tác này và truyền đạt điều đó cho KOL để họ biết phải làm gì.
  • Đừng quá kiểm soát. Khi bạn đã truyền đạt mục tiêu mong muốn cho KOL, đừng cố gắng tiếp quản mọi khía cạnh của chiến dịch. Vạch ra những điểm bạn muốn họ đề cập nhưng hãy để họ tự do sáng tạo và làm mọi việc theo “cách của họ”. Điều này không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ của bạn với họ mà còn làm cho thương hiệu của bạn trông đáng tin cậy và chân thực hơn.
  • Đo lường và phân tích kết quả. Theo dõi hiệu suất của các chiến dịch marketing của bạn cả trong và sau giai đoạn thực hiện. Biết liệu các mục tiêu và mục tiêu đã vạch ra của bạn đã được đáp ứng chưa, hoặc liệu bạn có cần xoay chuyển theo bất kỳ cách nào hay không.

Nếu được thực hiện đúng, hoạt động này có thể mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu của bạn.

Kết luận

TikTok sẽ còn tiếp tục phát triển. Nếu bạn vẫn không sử dụng nó cho doanh nghiệp của mình, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để tăng nhận diện thương hiệu, doanh thu và mức độ tương tác.



Powered by Froala Editor

Các bài viết cùng chủ đề

Chuyên mục