Direct Marketing là gì? Các hình thức và case study điển hình

Yến Vũ

9.3.2024

Tiếp thị trực tiếp (Direct marketing) đã trải qua một chặng đường dài kể từ chiến dịch thư trực tiếp đầu tiên vào những năm 1800. Ngay cả trong vài năm qua, các kênh nhắn tin trực tiếp đã cho phép các nhà tiếp thị tiếp cận mọi người theo cách được cá nhân hóa và nhắm mục tiêu hơn. Trong bài viết này, SO9 sẽ phân tích các chiến lược nhắn tin trực tiếp hàng đầu và cách bạn có thể sử dụng chúng để chuyển đổi phạm vi tiếp cận mạng xã hội của mình.


1. Direct marketing là gì?

Direct marketing (marketing trực tiếp) là hoạt động tiếp cận phân khúc đối tượng/khách hàng mục tiêu bằng một thông điệp chuyên biệt được thiết kế để kích thích dẫn tới hành động mua hàng. Direct marketing có tác dụng mang lại hiệu quả trong ngắn hạn (ví dụ như đăng ký tham dự sự kiện) hoặc giúp thúc đẩy những mối quan hệ dài hạn (ví dụ như tham gia chương trình khách hàng thân thiết).


Một số chiến lược direct marketing có thể kể đến là:

  • Telemarketing - tiếp thị qua điện thoại
  • Email marketing - tiếp thị qua email
  • Targeted online ads - quảng cáo online nhắm đối tượng
  • Direct mail campaigns - tiếp thị qua email trực tiếp
  • Messaging campaigns - tiếp thị qua tin nhắn

Không giống như các hoạt động marketing truyền thống hoặc các chiến dịch quảng cáo (nhắm đến kích cỡ đối tượng lớn), hoạt động direct marketing truyền tải những thông điệp phù hợp cho một số đối tượng cụ thể. Chìa khoá thành công của Direct marketing đó là tiếp cận đúng người đúng địa điểm, đúng nơi mà họ đã hoạt động và tương tác.


2. Direct marketing - tiếp thị trực tiếp qua tin nhắn

Tiếp thị trực tiếp qua tin nhắn (Direct message marketing) là tập con của Direct marketing, dưới hình thức sử dụng tin nhắn SMS, tin nhắn website hoặc tin nhắn trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận và tiếp thị tới một nhóm người cụ thể với thông điệp cụ thể.

Theo Zendesk, Direct marketing là kênh phát triển khách hàng mạnh mẽ nhất, giúp thương hiệu có thể kết nối được với khách hàng. Direct marketing chuyển đổi trải nghiệm khách hàng và từ đó thúc đẩy các thương hiệu mở rộng chiến lược marketing của họ. Một số tác dụng của Direct marketing đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể kể đến là:

  • Nâng cao khả năng kết nối trực tiếp của thương hiệu với khách hàng tiềm năng.
  • Giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng để hiểu rõ hơn về insight.
  • Phân khúc đối tượng khách hàng.
  • Góp phần tăng ROI cho doanh nghiệp.


3. 3 chiến lược Direct marketing qua tin nhắn có hiệu quả cao

Với rất nhiều kênh thực hiện Direct marketing qua tin nhắn, làm thế nào để xác định được kênh nào phù hợp với chiến lược của mình? Hãy phân tích 3 phương pháp sau đây để hiểu rõ cách thực hiện và áp dụng phù hợp cho chiến dịch Direct marketing của doanh nghiệp.

3.1. Tin nhắn SMS

Tin nhắn SMS là kênh tiên phong của Direct marketing. Cách này cung cấp thông tin liên lạc ngay lập tức, tăng mức độ tương tác của khách hàng và là cơ hội tốt để tìm hiểu về khách hàng thông qua dữ liệu phản hồi.

Điều quan trọng cần lưu ý là nhắn tin SMS khi thực hiện Direct marketing đi kèm với các quy định. Điều 22 VBHN 2207 nghị định 91/2020 đã quy định một số điều trong việc sử dụng tin nhắn quảng cáo, trong đó có quy định hành vi gửi tin nhắn quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày hoặc gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận với người sử dụng sẽ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng.

Tin nhắn SMS direct marketing của Ngân hàng VIB
Tin nhắn SMS direct marketing của Ngân hàng VIB

Lưu ý khi sử dụng kênh tin nhắn SMS để thực hiện Direct marketing, đối với khách hàng mới, câu CTA nên đặt đầu tiên để thu hút sự chú ý. Các SMS marketers giỏi nên sử dụng kênh Direct marketing này một cách tiết kiệm và có chiến lược. Nếu không, việc lạm dụng tin nhắn SMS sẽ gây ức chế khách hàng khiến họ từ chối. Thay vì đó, những tin nhắn chia sẻ link, thông tin có tính chất thúc giục và mã giảm giá sẽ tối đa hoá kết quả tương tác với khách hàng.


3.2. Tin nhắn qua Website

Sự gia tăng của thương mại internet không loại bỏ mong muốn của người tiêu dùng đối với sự tương tác của con người. Cũng giống như trong một cửa hàng truyền thống, mọi người luôn có xu hướng mong muốn được trợ giúp khi họ mua sắm trực tuyến. Họ muốn nghe về các giao dịch độc quyền, giảm giá độc quyền và những thông tin tiếp theo cho thương hiệu của bạn — tất cả đều mang dấu ấn cá nhân khiến họ cảm thấy mình là V.I.P.


May mắn thay, tin nhắn trang web Direct marketing có thể giúp bạn tối ưu trải nghiệm tại cửa hàng. Nhấn vào nhóm hỗ trợ của bạn để điều hành cuộc trò chuyện. Đảm bảo rằng họ đang tiếp cận với khách truy cập, chia sẻ những tin tức quan trọng và chỉ ra những ưu đãi tốt nhất.

Tin nhắn qua Website Zendesk - Direct marketing
Tin nhắn qua Website Zendesk - Direct marketing

Vì hầu hết các nhóm không thể làm việc 24/7, hãy sử dụng một chatbot để giúp bạn hoàn thành vai trò này khi bạn vắng mặt. Chatbots cũng có thể chào đón khách truy cập, giúp họ điều hướng trang web của bạn và trả lời các câu hỏi phổ biến.


3.3. Tin nhắn trên mạng xã hội

Trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận việc marketing trên các nền tảng mạng xã hội theo cách khác. Từ nhu cầu bùng nổ về chăm sóc khách hàng đến việc chú trọng xây dựng cộng đồng, phương tiện truyền thông xã hội hiện là nơi diễn ra các cuộc đối thoại liên tục giữa các thương hiệu và khách hàng của họ.

Tin nhắn qua Facebook của So9 - Direct marketing
Tin nhắn qua Facebook của So9 - Direct marketing

Với tính năng nhắn tin trên mạng xã hội, các doanh nghiệp thương hiệu có thể sử dụng để mang đến trải nghiệm khó quên cho khách hàng, bao gồm các dịch vụ trò chuyện trực tiếp (direct marketing),  giới thiệu sản phẩm và các chiến lược tiếp thị trực tiếp chủ động khác. Ví dụ: hãy thử tạo một chatbot “trợ lý cá nhân” trong ứng dụng nhắn tin để gửi các lời nhắc quan trọng, cung cấp các cuộc tư vấn nhỏ và thậm chí giúp khách hàng của bạn hoàn tất giao dịch mua.

>>> Bài viết liên quan: Cách các thương hiệu lớn chăm sóc và hỗ trợ khách hàng qua mạng xã hội 


4. Các thương hiệu hàng đầu trên thế giới xây dựng chiến lược Direct marketing như thế nào?

4.1. Thiết lập mục tiêu

Bước đầu tiên là đặt mục tiêu cho chiến dịch Direct marketing của bạn bằng cách trả lời câu hỏi: Hành động nào sẽ truyền cảm hứng cho khách hàng ra quyết định mua hàng khi họ nhận được tin nhắn từ thương hiệu của bạn?

Các mục tiêu chung bao gồm đạt được khách hàng tiềm năng mới, tăng doanh số bán hàng và củng cố lòng trung thành của khách hàng.

Ngay cả khi chiến dịch có mục tiêu tương tác ngắn hạn, chẳng hạn như đăng ký tham gia sự kiện một lần, các chiến dịch thành công nhất vẫn nên tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Tập khách hàng trung thành sẽ chuyển đổi tương tác thành những cuộc đối thoại — chẳng hạn như địa chỉ liên hệ CRM mới, giữ chân khách hàng và remarketing những khách hàng cũ.


4.2. Tìm kiếm đối tượng khách hàng

Tiếp theo, bạn nên xác định cách bạn sẽ tìm và phát triển đối tượng chiến dịch của mình.

Đối tượng của doanh nghiệp nên được nhắm mục tiêu như thế nào? Không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi đó. Nó phụ thuộc vào mục tiêu thương hiệu của riêng doanh nghiệp đó. Ví dụ: nếu bạn đang cố gắng triển khai đặt hàng trực tuyến qua Direct marketing, hãy mở rộng mạng lưới các mối quan hệ và các kênh tiếp thị trực tiếp.


4.3. Sáng tạo

Để tránh việc các tin nhắn Direct marketing khiến cho khách hàng cảm thấy xâm phạm hoặc không quan tâm, hãy tìm hiểu kỹ chân dung đối tượng khách hàng của bạn và sáng tạo dựa trên các đặc điểm đó. 

Ví dụ, hãy cho khán giả của bạn biết nội dung đó có lợi cho họ càng sớm càng tốt, tạo cảm giác cấp bách bao gồm CTA mạnh mẽ (giảm giá 50% chỉ trong ngày hôm nay), kèm theo tin nhắn của bạn với hình ảnh bắt mắt, bao gồm biểu tượng cảm xúc, GIF và nội dung đa phương tiện khác. Những yếu tố đó sẽ giúp thông điệp của bạn có thêm sức mạnh để thu hút sự chú ý của khán giả.

Khi bạn đã soạn thảo thông điệp của mình, bạn đã sẵn sàng bắt đầu chiến dịch của mình!


5. 3 chiến dịch Direct marketing nổi bật và đem lại hiệu quả cao

5.1. Domino’s Pizza x Stranger Things: “Mind Ordering” app

Domino’s Pizza được biết đến là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Họ lần đầu tiên giới thiệu Dom, bot pizza của họ, người nhận đơn đặt hàng qua Messenger, vào năm 2016. Họ đã tiếp tục đầu tư và xây dựng dựa trên Dom và chiến lược nhắn tin của họ, bằng cách tích hợp bot trên ứng dụng của họ.

Gần đây, họ đã hợp tác với Stranger Things, một trong những series phim hấp dẫn nhất trên Netflix, để tạo ra một ứng dụng “Mind Or Order” phong phú. Ứng dụng cho phép người dùng đặt món bánh pizza yêu thích của họ bằng “sức mạnh từ xa” —còn được gọi là phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Bằng cách lưu Easy Order vào hồ sơ Domino’s pizza, bạn có thể đặt hàng chỉ với cái gật đầu của mình.

Chiến lược Direct marketing của Domino's Pizza và Stranger Things
Chiến lược Direct marketing của Domino's Pizza và Stranger Things


Buzz trực tuyến đã truyền cảm hứng cho nhiều người dùng thử ứng dụng mới. Theo dữ liệu của Sprout’s Listening, chiến dịch này đã thu được khoảng 4,4 triệu lượt hiển thị tiềm năng trong tháng đầu tiên nó ra mắt. Ứng dụng mới đã giúp Domino’s giới thiệu cho khách hàng sự dễ dàng khi đặt hàng qua ứng dụng nhắn tin trực tiếp.

Chiến dịch Direct marketing này là một ví dụ tuyệt vời về cách các nhà tiếp thị có thể sử dụng sự kiện diễn ra một lần để tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn và khuyến khích lòng trung thành với thương hiệu.


5.2. Dior Beauty x Jisoo: Chiến dịch Direct marketing trên nền tảng WhatsApp

Thương hiệu làm đẹp cao cấp của Pháp Dior Beauty đã hợp tác với ngôi sao K-pop Jisoo để quảng bá sản phẩm mới Dior Addict Shine Lipstick. Dior đã kết hợp với ngôi sao K-pop Jisoo với sự nổi tiếng của WhatsApp để thu hút khách hàng trẻ tuổi.

Bằng Story trên Instagram, Dior đã chia sẻ một liên kết để kết nối với họ trên WhatsApp. Trong ứng dụng nhắn tin, mọi người có thể trao đổi tin nhắn với một chatbot AI lấy cảm hứng từ Jisoo. Trong cuộc trò chuyện với người dùng, chatbot đã gửi liên kết đến nội dung về son môi mới.

Chiến dịch Direct marketing của Dior Beauty x Jisoo
Chiến dịch Direct marketing của Dior Beauty x Jisoo

Chiến dịch Direct marketing này đã thành công mỹ mãn. Chatbot đã đạt hết công suất trong một ngày. Dior đã thể hiện một cách thành thạo cách sử dụng tin nhắn trực tiếp có thể đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng và tiếp cận thành công một đối tượng mục tiêu cụ thể.


5.3. Hyundai Australia: Chiến dịch Messenger lái thử

Hyundai Australia đã tăng cường chiến lược quảng cáo Facebook của họ bằng cách truyền thông điệp trực tiếp trong chiến dịch marketing. Trong quảng cáo của mình, họ bao gồm một CTA kêu gọi mọi người đăng ký lái thử qua Messenger. 

Nếu ai đó nhấp vào liên kết, họ sẽ tự động tham gia cuộc trao đổi Direct marketing với một chatbot Messenger để lên lịch lái thử.

Chiến dịch Direct marketing của Huyndai Australia
Chiến dịch Direct marketing của Huyndai Australia

Meta báo cáo các quảng cáo đã dẫn đến nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng cao hơn cho thương hiệu, với chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng thấp hơn 27% so với các chiến dịch tạo khách hàng tiềm năng trước đó.


Trên đây là tổng hợp kiến thức về Direct marketing, cách triển khai Direct marketing trong hoạt động marketing tổng thể của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và nguồn cảm hứng để xây dựng chiến lược Direct marketing hiệu quả. Để tham khảo nhiều hơn các bài viết về phát triển, vận hành và nuôi dưỡng doanh nghiệp, truy cập SO9.VN ngay bây giờ nhé!

Powered by Froala Editor

Các bài viết cùng chủ đề

Chuyên mục

Công cụ nuôi kênh

SO9 SOCIALQuản lý đa nền tảng Mạng xã hội
9ReupReup nội dung đa nền tảng
9RechatRemarketing miễn phí
9DownloaderTải video Full HD từ nền tảng MXH

Cộng đồng Xây kênh

Nghiện Xây Kênh