9.3.2024
TikTok đang là mạng xã hội phát triển nhanh nhất hiện nay, mang đến rất nhiều cơ hội cho các thương hiệu để quảng bá hình ảnh. Cũng như nhiều nền tảng khác, TikTok hiện nay đã tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một trong những công cụ đó, TikTok Analytics.
Khi người dùng sử dụng ứng dụng giải trí tiktok, tiktok sẽ đưa ra gợi ý cho khách hàng nâng cấp lên tài khoản tiktok pro. Tài khoản tiktok pro sẽ cung cấp cho người dùng đầy đủ các tính năng để phân tích dữ liệu số liệu về video, lượng follow, content nội dung để giúp nâng cao hiệu quả các chiến dịch marketing đẩy bán. Tài khoản thường sẽ không có những tính năng này.
Những doanh nghiệp, người bán hàng cá nhân muốn nâng cấp sang tài khoản tiktok pro thì cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập mục tài khoản cá nhân, nhấp vào dấu ba chấm để chọn vào mục tuỳ chọn (góc trên cùng bên phải)
Bước 2: Chọn “Quản lý tài khoản của tôi” (Manage my account)
Bước 3: Chọn “Chuyển sang tài khoản Pro” (Switch to pro account)
Bước 4: Lựa chọn các danh mục và giới tính phù hợp với thông tin cá nhân
Bước 5: Khi không dùng số điện thoại để đăng ký tài khoản trước đó, tiktok sẽ yêu cầu bạn bổ sung số điện thoại và được xác minh lại bằng mã xác nhận tiktok gửi tới.
Để sử dụng được công cụ tiktok analytics, người dùng cần truy cập tab analytics trong tài khoản của mình.
Cách 1: Đăng nhập bằng điện thoại:
Cách 2: Đăng nhập bằng máy tính, bạn cần nhấp vào ảnh đại điện rồi chọn “Xem phân tích” (View Analytics). Lưu ý, data phân tích của tiktok analytics chỉ có thể tải xuống từ máy tính, chính về thế SO9 khuyến khích người dùng phân tích dữ liệu tiktok analytics bằng máy tính.
Tiktok analytics có thể phân tích được lượng người theo dõi tài khoản tiktok của bạn theo từng khoảng thời gian. Từ tab Tổng quan (Overview), bạn sẽ thấy mục phân tích followers ngay đầu tiên. Tiktok analytics phân tích lượng followers trong khoảng thời gian 7 ngày hoặc 28 ngày tuỳ thuộc vào tuỳ chọn của người dùng để theo dõi tăng trưởng ngắn hạn hay dài hạn.
Khi muốn tiktok analytics phân tích kỹ hơn về đối tượng mục tiêu, chọn tab Follower góc trên cùng bên phải. Mục này sẽ thống kê cho bạn biết giới tính, vị trí, hành vi của followers, các video mà followers của bạn đã xem hoặc bài hát họ đã nghe trên nền tảng tiktok.
Tại tab Tổng quan (Overview) bạn có thể xem một lượt về phân tích profile của bạn. Để theo dõi Số lượt xem (Profile Views) profile của bạn, hãy cuộn qua biểu đồ Follower, bạn dễ dàng chuyển đổi giữa chế độ xem 28 ngày hoặc 7 ngày để xác định mức độ tăng giảm đột biến về lưu lượng truy cập.
>>> Bạn đang xem bài viết: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TIKTOK ANALYTICS CHO HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Đối với dữ liệu về video, TikTok sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết nhất, có giá trị nhất giúp bạn dễ dàng đo lường được số liệu hiệu quả của chiến dịch. Tại mục Tổng quan (Overview), bạn sẽ thấy biểu đồ thanh hiển thị lượt xem video trong tuần hoặc tháng vừa qua. Để phân tích video TikTok cụ thể hơn, bạn hãy chuyển đến tab Nội dung (Content).
Tại tab này, bạn sẽ thấy được những bài đăng gần đây và các bài đăng theo trend trong 7 ngày qua. Hãy nhấp vào bất kỳ video nào để thấy tổng quát về số lượng lượt like, bình luận, chia sẻ, thời gian phát, nguồn lưu lượng truy cập, nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu,...
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra video TikTok từ trang profile cá nhân của mình. Hãy mở video, chọn More (...), sau đó nhấp vào Analytics.
Khi đã nắm được các mục mà TikTok Analytics phân tích, chúng ta cần hiểu được các chỉ số mà TikTok Analytics thống kê được có ý nghĩa như thế nào.
Mục tổng quan chính là tab Tổng quan (Overview). Ở đây, bạn có thể nắm bắt được số liệu của các chỉ số như:
Lượt xem video (video views): Tổng số lần video trong tài khoản của bạn được xem trong 1 khởang thời gian nhất định (7 ngày hoặc 28 ngày)
Số lượng Người theo dõi (Followers): Tổng số tài khoản tiktok theo dõi tài khoản của bạn.
Lượt xem trang cá nhân (Profile): Là số lần trang cá nhận của bạn được xem trong khảong thời gian đã chọn (7 ngày hoặc 28 ngày). Chỉ số này rất quan trọng khi bạn muốn theo dõi mức độ quan tâm của người khác tới thương hiệu của bạn. Chỉ số này có thể đo lường được số người yêu thích nội dung của bạn, cảm thấy thu hút và kích thích ấn xem profile của bạn.
Để hiểu hơn về đối tượng mục tiêu của bạn hãy truy cập vào tab Follower. Ngoài số liệu thông kê nhân khẩu học ra, bạn cũng có thể theo dõi, đo lường được những người follower của bạn đang quan tâm đến điều gì, và chính tính năng này cũng sẽ giúp bạn có thêm nguồn cảm hứng bất tận trong việc sáng tạo ra những nội dung truyền thông chất lượng và thu hút hơn.
Về giới tính (Gender): Bạn dễ dàng theo dõi được tệp follower tài khoản của mình theo giới tính. Nếu bạn hài lòng với thị trường ngách của mình, hãy tiếp tục duy trì và kết nối đến tệp khách hàng tiềm năng của mình.
Nếu bạn muốn tăng lượng khách hàng tiềm năng của mình, hãy cân nhắc sáng tạo nội dung có sức thu hút hơn. Hoặc hợp tác với các KOL/Influencers phù hợp sẽ giúp bạn mở rộng và tiếp cận đến các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Ví dụ: một thương hiệu mỹ phẩm có thể muốn hợp tác với một người có sức ảnh hưởng trên TikTok như Tyler Brown để tiếp cận khán giả của mình.
Top các quốc gia có lượt xem cao: Số liệu sẽ giúp bạn đo lường được lượng người follower theo từng quốc gia. Bên cạnh đó, bạn hãy tối ưu hoá nội dung của chiến dịch quảng cáo phù hợp với văn hoá cho các khu vực mà bạn muốn chạy quảng cáo.
Hành vi của follower: Mục này sẽ cho bạn biết chi tiết thời gian và ngày mà các follower của bạn hoạt động, tương tác tích cực nhất trên TikTok. Từ đó, bạn sẽ biết khoảng thời gian nào là thích hợp và hiệu quả để đăng bài.
Các loại video mà followers đã xem: Phần này sẽ giúp bạn đo lường nội dung nào mà các follower của bạn đang quan tâm nhất. Vì thế, hãy thường xuyên kiểm tra và cập nhật số liệu của phần này sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng để sáng tạo nội dung hấp dẫn cho người xem.
Các bài hát được các follower quan tâm: Như bạn đã biết, một trong những yếu tố giúp TikTok trở thành một hiện tượng toàn cầu chính là các bài hát được lồng ghép vào video, vì thế việc thường xuyên cập nhật những bài hát "viral", bắt trend nhanh các âm thanh được yêu thích trong cộng đồng sẽ giúp bạn phát triển ý tưởng, cũng như tạo ra sức hút cho người xem.
Từ tab Nội dung (Content), bạn có thể đo lường hiệu suất nội dung của mình.v Các video thịnh hành: Phần này sẽ cho bạn biết top 9 video của bạn có lượng người xem tăng nhanh nhất trong 7 ngày qua.
Tổng số lượt thích của bài đăng: Số liệu cho biết một bài đăng của bạn đã nhận được bao nhiêu lượt thích.
Tổng số bình luận: Cho biết một bài đăng đã nhận được bao nhiêu bình luận.
Tổng số lượt chia sẻ: Số lần bài đăng đã được chia sẻ.
Tổng thời gian phát video: Tổng thời gian mà mọi người đã dành ra để xem video của bạn, bạn có thể so sánh chỉ số này của các bài đăng khác nhau để xác định tổng thời gian trung bình mà các follower đã dành ra cho tài khoản của bạn.
Tổng số lượt xem video: Số lần một bài đăng đã được xem.
Thời gian xem trung bình: Lượng thời gian trung bình mà mọi người đã dành ra để xem video của bạn, chỉ số này sẽ cung cấp dấu hiệu nhận biết về mức độ thành công của bạn trong việc duy trì sự chú ý.
Các loại nguồn lưu lượng truy cập (Traffic Source Types): Chỉ số này sẽ cho bạn biết lưu lượng truy cập bài đăng của bạn đến từ đâu như từ For you feed, profile của bạn, Following feed, nguồn âm thanh bài hát, nguồn tìm kiếm, hay nguồn #hashtag. Nếu bạn đang sử dụng thẻ #hashtag hay nguồn âm thanh để tăng cường khả năng hiển thị, thì số liệu của phần này sẽ cho bạn thấy rõ chúng có hoạt động hiệu quả hay không.
Khu vực đối tượng mục tiêu: Phần này sẽ giúp bạn nắm rõ đối tượng tiếp cận của mình (tổng số user đã xem video của bạn) và các vị trí hàng đầu của người xem cho bài đăng. Nếu bạn đã tạo bài đăng hay chiến dịch chạy quảng cáo ở khu vực đối tượng mục tiêu cụ thể, số liệu này sẽ cho bạn thấy chiến dịch quảng cáo có tiếp cận đến khách hàng mục tiêu hay không.
Lượt xem thẻ #hashtag: Số lần các bài đăng có gắn thẻ #hashtag đã được xem.
Để kiểm tra và theo dõi thẻ #hashtag đã nhận được bao nhiêu lượt xem, bạn hãy tìm kiếm thẻ trong tab Khám phá (Discover). Số liệu tổng quan về kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện trong Top Tab, bạn sẽ nắm được số lượt xem, các thẻ #hashtag liên quan và một số video hàng đầu sử dụng #hashtag này.
Tổng số lượt thích: Từ profile của bạn, bạn sẽ thấy được tổng số lượt thích trên tất cả nội dung bạn đã đăng. Chỉ số này dùng để ước tính tổng quan về mức độ tương tác trung bình cho kênh của bạn.
Tỷ lệ tương tác TikTok: Cũng như các nền tảng mạng xã hội khác, có nhiều cách để tính tỷ lệ tương tác trên TikTok. Đây là hai công thức phổ biến được các nhà quảng cáo sử dụng:
((Số lượt thích + Số lượt bình luận) / Số người theo dõi) * 100
((Số lượt thích + Số bình luận + Số lượt chia sẻ) / Số người theo dõi) * 100
Vì chỉ số lượt thích và lượt bình luận hiển thị rõ trên TikTok, nên bạn dễ dàng so sánh số liệu TikTok của mình với các tài khoản khác. Bạn cũng có thể xác định được tỷ lệ tương tác của các KOL/Influencers trước khi quyết định hợp tác với họ.
Ước tính mức độ tương tác trung bình: Để có ước tính tổng quát về mức độ tương tác trung bình của một tài khoản, hãy thử các cách sau:
Lưu ý: Hầu hết các công thức tính tỷ lệ tương tác đều đã bao gồm lượng bình luận và lượt thích, vì vậy bạn không nên so sánh các kết quả này với các phép tính đó. Công thức này được sử dụng như một cách tính nhanh chóng để so sánh các tài khoản nội bộ, tránh tốn nhiều thời gian để đo lường tổng quát lượng bình luận.
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về TikTok Analytics cho các thương hiệu. Để đọc thêm nhiều kiến thức vận hành doanh nghiệp các lĩnh vực như sale, marketing, nhân sự,... truy cập ngay trang web SO9.VN nhé!
Powered by Froala Editor
Công cụ nuôi kênh