9.3.2024
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, sale online đã trở thành một xu hướng mới, mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hiện nay. Với những tiềm năng của minh, kinh doanh trực tuyến vẫn sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các thương hiệu bất kể lĩnh vực hay quy mô. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết sale online là gì, vai trò của nó, có những hình thức sale online nào, và các chiến lược để đạt doanh số tốt hơn?
Sale online là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa trên nền tảng trực tuyến. Sale online thường được diễn ra thông qua sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội,…. Ưu điểm của hình thức này là có thể tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng, không cần tốn chi phí thuê địa điểm, cũng không giới hạn khách hàng mục tiêu về mặt địa lý. Trong bối cảnh số lượng người dùng Internet đang ngày một tăng lên như hiện nay, cơ hội dành cho bán hàng trực tuyến là vô cùng lớn.
Sale online là gì?
Sale online mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trên nhiều phương diện khác nhau:
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Trước COVID, một số nhóm khách hàng đã tránh sử dụng internet vì nhiều lý do. Tuy nhiên, COVID gần như buộc nhiều khách hàng mua sắm trực tuyến hơn và dần già họ sẽ ngày càng tin tưởng các doanh nghiệp trên nền tảng số. Sự tiện lợi của hình thức mua sắm 24/7 ngay tại ngôi nhà của mình đang thu hút được nhiều người đến với sale online hơn.
Việc lựa chọn mô hình kinh doanh online thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi doanh nghiệp với nguồn lực, mặt hàng, tệp khách hàng hướng đến khác nhau sẽ phù hợp với những loại hình kinh doanh khác nhau. Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp giúp ích rất nhiều cho việc kết nối sản phẩm/ dịch với khách hàng tiềm năng và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Trong phần này, chúng tôi đã tổng hợp được 4 mô hình cơ bản nhất hiện nay.
B2C (Business To Customer): Kinh doanh online B2C là hình bán hàng trực tuyến giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân. Loại hình này áp dụng cho tất cả các thương hiệu bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua mạng, hướng đến đối tượng là các cá nhân.
Thương mại điện tử B2C - mô hình kinh doanh sale online
B2B (Business To Business) là mô hình kinh doanh qua trong đó giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp được diễn ra trên mạng. Bạn nên lựa chọn mô hình sale online B2B nếu bạn sản xuất ra hàng hóa nhiều hơn mức dự kiến, hoặc bạn chỉ muốn tập trung vào sản xuất chứ không muốn đầu tư nguồn lực cho phân phối.
>>> Xem thêm:
Sale B2B là gì? Tìm hiểu những mô hình kinh doanh B2B đặc trưng nhất
Thương mại điện tử B2B - mô hình kinh doanh sale online
Vendor là người bán, người này có thể là trực tiếp sản xuất sản phẩm rồi bán hoặc là nhập sản phẩm từ thương hiệu khác về bán. Mô hình này hoạt động giống như đại lý / chi nhánh, một đầu mối trung tâm phân phối sản phẩm về đại lý ở các khu vực.
Cái lợi của vendor là không cần phải đi phân bổ nguồn lực cho bán hàng, mà chỉ tập trung sản xuất những sản phẩm chất lượng nhất, có thể thuê ngoài đội ngũ cộng tác viên bán hàng chịu trách nhiệm quảng bá và phát triển sản phẩm.
Affiliate marketing - mô hình sale online
Affiliate marketing - Tiếp thị liên kết là hình thức quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty trên trang của một công ty khác. Các đối tác truyền thông sẽ nhận được hoa hồng nếu như khách hàng tìm đến trang web của doanh nghiệp phân phối sản phẩm và thực hiện các thao tác như mua hàng, đăng ký dịch vụ…
Mô hình Affiliate Marketing thường có 4 đối tượng tham gia vào:
- Nhà cung cấp ( advertiser): doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đang cần quảng bá tới khách hàng;
- Nhà phân phối (publisher): cá nhân hoặc đơn vị sở hữu lượng truy cập (traffic) lớn, có thể tiếp thị hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ của các bên cung ứng.
- Mạng Tiếp thị liên kết (affiliate network, ví dụ: SaleMall): nền tảng giúp kết nối giữa Nhà cung cấp và các Nhà phân phối.
- Khách hàng: người tiêu dùng, người nhận thông tin từ Nhà phân phối và tìm đến Nhà cung cấp để mua hàng.
Một điểm đặc biệt của Affiliate Marketing so với các phương pháp quảng cáo thông thường là cách thức tính hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng, tức là nhà cung cấp chỉ trả phí cho nhà phân phối khi bán được hàng hóa, dịch vụ tới tay khách hàng.
Một ví dụ về về hình thức affiliate marketing là SaleMall. SaleMall là hệ thống marketing liên kết hàng đầu ở Việt Nam, là nơi ghép nối các nhà cung cấp sản phẩm và các website bán hàng online với hàng triệu khách hàng tiềm năng.
Salemall - mô hình sale online áp dụng affiliate marketing
Upselling và Cross-selling là hai cách tối ưu lợi nhuận tốt nhất trong kinh doanh online. Hai hình thức này có điểm chung là chúng đều được áp dụng khi khách hàng đã có nhu cầu mua sản phẩm.
Đối với upselling, mục tiêu của bạn là hướng khách hàng tìm hiểu thêm những mặt hàng cùng loại nhưng có nhiều tính năng ưu việt hơn với giá thành cao hơn. Ví dụ khi khách hàng có ý định mua một chiếc điện thoại, thì người tư vấn sẽ giới thiệu cho họ những sản phẩm tương tự như vậy nhưng có bộ nhớ lớn hơn, màu đẹp hơn, dung lượng pin nhiều hơn,...
Còn với cross-selling, bạn sẽ gợi ý khách hàng mua thêm các thiết bị bổ trợ đi kèm với sản phẩm họ định mua ban đầu. Vẫn với ví dụ mua điện thoại di động, người bán hàng có thể hướng người mua đến các sản phẩm như sạc dự phòng, tai nghe, kính cường lực, ốp điện thoại,...
Hai hình thức này sẽ tăng giá trị hóa đơn của một người khách hàng, và từ đó doanh thu cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Một số lưu ý khi áp dụng upselling và cross selling:
Chỉ tập trung vào tăng giá trị đơn hàng sẽ là một con dao hai lưỡi mà bạn phải hết sức cẩn thận. Đặc biệt, khi bán hàng trực tuyến việc xây dựng niềm tin và sự hài lòng là rất quan trọng.
- Quen thuộc: Khi cross-selling, doanh nghiệp chỉ nên gợi ý cho khách hàng nhưnxg sản phẩm gần gũi với nhau, ví dụ như máy in thì đi kèm với máy tính chứ không phải máy chiếu. Quảng cáo những sản phẩm thực sự gần gũi sẽ giúp khách hàng tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn
- Giá trị: Đối với upselling, đừng vội vàng nâng giá trị của sản phẩm lên quá cao. Điều đó sẽ khiến khách hàng của bạn thấy choáng váng. Hãy nâng dần giá trị sản phẩm, và không nâng quá 25% giá trị ban đầu để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nghệ thuật thuyết phục: Điểm mấu chốt vẫn nằm ở khả năng thuyết phục của bạn. Vốn dĩ khách hàng không có nhu cầu mua thêm, vì vậy để tác động họ thay đổi quyết định người bán hàng cần phải thật sự thuyết phục
Lưu ý áp dụng upsell và cross sell trong sale online
Một thiết kế trang web có cấu trúc tốt trông sẽ tuyệt vời và hoạt động tốt trong việc mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất. BMW, Apple và Nike không tuyển một đội ngũ nhân viên hùng hậu vào bộ phận thiết kế web để mua vui. Họ biết rằng nó làm tốt sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn.
Thiết kế trải nghiệm trang web tuyệt vời đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về những thách thức mà khách hàng truy cập phải đối mặt. Giải quyết được thách thức đó, trang web của bạn sẽ thân thiện hơn với người dùng.
Xây dựng website riêng cho hoạt động sale online tối ưu hơn
Tuy nhiên, bạn không nên chỉ dừng lại ở việc xây dựng trang web. Các doanh nghiệp cần tối ưu hóa website của mình để đạt được hiệu quả cao nhất.
Vị trí phù hợp của lời kêu gọi hành động (CTA) - Sẽ vô ích nếu bạn có một CTA rất đẹp nhưng lại nằm ở một vị trí khuất trên landing page của bạn. Đảm bảo rằng CTA phải là thứ đầu tiên khách hàng nhìn thấy khi bước vào trang web của bạn vì nó khuyến khích họ thực hiện hành động.
Sử dụng các tiêu đề hấp dẫn - Các tiêu đề sẽ định hướng người dùng khi tham quan trang web. Vì vậy nó phải thật hấp dẫn để giữ chân mọi người ở lại trang web lâu hơn.
Bán hàng đa kênh Omnichannel đã nổi lên như một phương thức bán hàng mới. Bán hàng đa kênh là xu hướng kinh doanh và tiếp cận khách hàng trên nhiều nền tảng đảm bảo cung cấp cho khách hàng trải nghiệm không đứt đoạn khi mua sắm. Người bán sẽ tiếp cận khách hàng trên tất cả các kênh online như website, app bán hàng, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử đến cửa hàng offline.
Ngày nay khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm sản phẩm trên nhiều kênh trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Theo Harvard Business Review, 73% khách hàng tìm hiểu thông tin trên nhiều kênh khác nhau trong hành trình mua hàng của họ. Điều đó chứng minh rằng triển khai kinh doanh đa nền tảng sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn.
Áp dụng bán hàng đa kênh cho hoạt động sale online
Tuy nhiên, không phải cứ mở thật nhiều kênh là hiệu quả sẽ cao. Hoạt động Omnichannel cũng cần được tổ chức để đảm bảo trải nghiệm liền mạch của khách hàng. Giữa các kênh cần có sự đồng bộ và thống nhất.
Chạy quảng cáo trả phí là một cách tuyệt vời để tiếp cận với khách hàng của bạn. Bạn cần xác định các nền tảng mà khán giả mục tiêu của bạn hay sử dụng và tiếp cận họ. Quảng cáo trả phí là một cách hiệu quả để hiển thị thương hiệu của bạn với một lượng lớn khán giả và giúp tăng lưu lượng truy cập trang web.
Bạn có thể chạy Quảng cáo Google hoặc chạy quảng cáo trả phí trên các tài khoản mạng xã hội của mình như Facebook hoặc Instagram để cải thiện doanh số bán hàng trực tuyến. Mạng xã hội là một công cụ quảng cáo tuyệt vời cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thu được doanh thu tốt hơn.
Sử dụng quảng cáo tối ưu hoạt động sale online
Khi quảng cáo, bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật như A/B testing để đảm bảo khoản đầu tư của mình là hiệu quả nhất. A/B testing cho phép bạn xác định những gì tốt nhất có thể làm để chiến dịch của mình thể tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Đặc điểm của sale online là khách hàng sẽ không được tận tay kiểm nghiệm sane phẩm, do đó, rất nhiều người có tâm lý e dè khi mua hàng trực tuyến. Họ chần chừ đưa ra quyết định bởi lẽ nếu như sản phẩm không đạt được như họ mong đợi, họ có nguy cơ mất trắng. Ngay cả một đơn hàng nhỏ cũng có thể khiến người mua phải "hối hận". Vậy tại sao họ nên mua sản phẩm của bạn?
Bạn nên có chính sách đổi trả hàng rõ ràng, đảm bảo rủi ro cho người mua. Điều này giúp xóa tâm lý e ngại của khách hàng, đồng thời cũng xây dựng lòng tin trong họ. Khi họ tin tưởng thương hiệu của bạn, thì khả năng họ mua hàng sẽ cao hơn. Bạn nên loại bỏ bất cứ thứ gì có thể cản trở khách hàng tiềm năng mua hàng của bạn.
Ví dụ, Zappos, FedEx, và Domino’s Pizza đều là những công ty nổi tiếng đã sử dụng chính sách đảm bảo HOÀN HẢO cho khách hàng của họ. Và họ đã xây dựng nên những doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô la.
Domino's Pizza và chính sách đảm bảo sale online
Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản về sale online. Các doanh nghiệp có thể vận dụng kiến thức này một cách linh hoạt để xây dựng được một chiến lược bán hàng trực tuyến thành công và mang lại doanh thu cao nhất. Để tìm hiểu nhiều hơn về các kiến thức vận hành doanh nghiệp cập nhật nhất, hãy truy cập ngay SO9.VN nhé!
Powered by Froala Editor
Công cụ nuôi kênh