Social media marketing là gì? Tại sao nên áp dụng social media marketing?
Cùng tìm hiểu xem Social media marketing là gì và tại sao nên áp dụng phương pháp này để tiếp thị.
Bùi Phương Thảo
13.6.2024
Bạn đang tìm kiếm phương thức marketing hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng, gia tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng? Social media marketing chính là câu trả lời cho bạn! Social Media Marketing là một trong những hình thức digital marketing hiệu quả nhất hiện nay. Nó giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tiếp cận với khách hàng tiềm năng của họ một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Vậy Social media marketing thực chất là gì và tại sao các doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp này thì trong bài viết này, SO9 sẽ giải đáp cho các bạn.
I. Social media marketing là gì?
Social Media Marketing - thuật ngữ không còn xa lạ trong lĩnh vực Digital marketing, là chìa khóa giúp doanh nghiệp bứt phá và dẫn đầu thị trường. Vậy, Social Media Marketing là gì và mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Social Media Marketing (Marketing trên mạng xã hội) là việc sử dụng các nền tảng và công cụ mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, TikTok,... để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Đây là phương thức tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp:
Kết nối trực tiếp với khách hàng: Tương tác, giải đáp thắc mắc và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Tăng nhận diện thương hiệu: Giới thiệu thương hiệu và sản phẩm đến với đông đảo người dùng mạng xã hội.
Thu hút khách hàng tiềm năng: Nhắm mục tiêu đúng đối tượng khách hàng, thu hút sự chú ý và chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.
Gia tăng doanh số bán hàng: Khuyến khích mua hàng trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội hoặc website.
Tiết kiệm chi phí marketing: So với các hình thức quảng cáo truyền thống, Social Media Marketing có chi phí thấp hơn mà hiệu quả cao hơn.
II. Tại sao nên áp dụng social media marketing?
Một câu hỏi đặt ra là tại sao áp dụng social media marketing lại hiệu quả? Social media marketing hiệu quả bởi hiện nay, hơn một nửa dân số toàn cầu sửa dụng mạng xã hội. Thêm vào đó, số liệu thống kê cho thấy 76% người dùng mạng xã hội đã mua hàng sau khi nhìn thấy trên các nền tảng này.
Dưới đây là một phân tích nhanh theo từng nền tảng:
Người dùng Snapchat có mức chi tiêu toàn cầu lên đến 4,4 nghìn tỷ USD.
68% người xem YouTube tìm kiếm thông tin qua video trước khi quyết định mua hàng.
50% người dùng Instagram cho biết họ đã truy cập trang web của thương hiệu sau khi xem Stories.
Các thương hiệu nhận thấy tần suất khám phá sản phẩm trên TikTok cao hơn 1,7 lần so với các nền tảng khác.
50% người dùng Pinterest coi nền tảng này là một điểm đến mua sắm.
Trước khi có mạng xã hội, các doanh nghiệp phụ thuộc vào các con đường quảng cáo truyền thống như quảng cáo TV, radio, biển quảng cáo, tờ rơi, quảng cáo tạp chí, v.v... để truyền tải thông điệp của họ tới khách hàng. Nhưng với sự phát triển của mạng xã hội, các doanh nghiệp không còn phải chờ người dùng xem TV hay tạp chí nữa.
Ngày nay, trung bình mỗi người dành 2 giờ 23 phút mỗi ngày để lướt mạng xã hội, chiếm 35,8% tổng hoạt động trực tuyến. Đây là cơ hội vàng để doanh nghiệp tận dụng social media marketing và thu hút khách hàng tiềm năng.
Social media marketing mang thông điệp của bạn đến người tiêu dùng một cách trực tiếp, đồng thời cho phép đo lường chính xác hiệu quả của từng bài đăng. Đây là ưu điểm rất lớn của social media marketing so với các kênh marketing truyền thống bởi những chỉ số phân tích này không thể có trên các nền tảng truyền thống. Hơn nữa, với lượng lớn người dùng mạng xã hội hiện nay, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
III. 1 số case study áp dụng social media marketing thành công
1. Chiến dịch quảng bá phim "Barbie"
Một ví dụ điển hình về sự thành công của social media marketing là chiến dịch quảng bá bộ phim Barbie của Warner Bros. và Mattel. Để quảng bá cho bộ phim, họ đã tạo ra hashtag #BarbietheMovie, thu hút được 18 triệu lượt tương tác trên các mạng xã hội. Đặc biệt, đội ngũ tiếp thị đã cho ra mắt công cụ "Barbie Selfie Generator", tạo nên cơn sốt toàn cầu khi hàng loạt ngôi sao nổi tiếng và người hâm mộ hưởng ứng trào lưu này. Công cụ selfie này đã mang về thêm 1 triệu lượt tương tác cho thương hiệu. Kết quả là bộ phim Barbie đã phá vỡ nhiều kỷ lục doanh thu phòng vé, cho thấy được hiệu quả mạnh mẽ của chiến dịch social media marketing này.
Một ví dụ khác về sự thành công của social media marketing là chiến dịch Spotify Wrapped. Mỗi năm, Spotify giới thiệu tính năng Wrapped, cho phép người dùng xem lại tất cả các bài hát, playlist, thể loại và album đã nghe nhiều nhất trong năm. Tính năng này không chỉ tạo nên cơn sốt chia sẻ kết quả trên mạng xã hội, mà còn gia tăng đáng kể về lượng tải ứng dụng.
Cụ thể, chiến dịch Spotify Wrapped năm 2020 đã tăng 21% lượt tải ứng dụng chỉ trong một tuần. Đến năm 2021, số lượng tweet về Spotify Wrapped tăng 461%, với gần 60 triệu hình ảnh Wrapped được chia sẻ trên các mạng xã hội. Năm 2022, hơn 156 triệu người dùng đã tham gia vào Wrapped, chứng minh sự thành công vang dội của chiến dịch này.
Dù Spotify chưa công bố dữ liệu hiệu suất của Wrapped từ năm đó, nhưng với mức độ phổ biến và sự tham gia nhiệt tình từ người dùng mỗi năm, rõ ràng chiến dịch này vẫn đạt được những thành công vượt bậc.
Năm 2023, Burger King quyết tâm nâng tầm vị thế so với các đối thủ lớn như McDonald's và Taco Bell thông qua chiến dịch mới mang tên "You Rule". Chiến dịch này khuyến khích người hâm mộ chia sẻ hình ảnh của mình khi đội chiếc vương miện giấy đặc trưng và ra mắt đĩa EP Whopper hấp dẫn để fan hâm mộ sáng tạo, remix trên các nền tảng như YouTube và TikTok.
Chiến dịch "You Rule" đã đạt được những kết quả ấn tượng ngay từ đầu. EP Whopper đã thu hút 50,000 lượt nghe chỉ trong cuối tuần đầu tiên, và toàn bộ chiến dịch đã đạt được 99% khả năng ghi nhớ thương hiệu. Chiến dịch này không chỉ tăng cường tương tác với khách hàng mà còn giúp Burger King củng cố vị thế của mình trong thị trường đồ ăn nhanh đầy cạnh tranh.
IV. 9 bước xây dựng chiến lược social media marketing
Sau khi hiểu được Social media marketing là gì và tại sao nên áp dụng Social media marketing trong doanh nghiệp, ở phần này hãy cùng SO9 tìm hiểu 9 bước để lên chiến lược Social media marketing hiệu quả.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước đầu tiên khi xây dựng chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội là xác định rõ ràng mục đích hiện diện trên các nền tảng này. Những mục tiêu bạn đặt ra cần phải gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu kinh doanh tổng thể của bạn. Bạn có thể hướng tới việc:
Gia tăng doanh số bán hàng trong một phân khúc khách hàng nhất định
Nâng cao nhận diện thương hiệu tại thị trường quốc tế
Thúc đẩy lưu lượng truy cập website
Đẩy mạnh doanh thu từ các tính năng mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội
Bước 2: Xác định chân dung khách hàng
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu là một phần thiết yếu của bất kỳ kế hoạch tiếp thị nào. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đối tượng khách hàng trên mạng xã hội có thể hơi khác so với đối tượng tiếp thị truyền thống. Những yếu tố cơ bản để hiểu khách hàng như: Tuổi, Giới tính, Thu nhập, Công việc, Sở thích.
Để đi sâu hơn, hãy xem xét:
Các nền tảng mạng xã hội họ sử dụng nhiều nhất
Thói quen mua hàng trên mạng xã hội
Họ thường tìm kiếm thông tin ở đâu
Ai là người quyết định mua sắm trong gia đình họ
Bước 3: Theo dõi và nghiên cứu đối thủ
Sau khi đã xác định rõ mục tiêu và hiểu rõ khách hàng, hãy dành thời gian để nghiên cứu đối thủ. Xem họ hoạt động trên những nền tảng nào? Họ đăng tải loại nội dung gì? Việc nghiên cứu và theo dõi đối thủ sẽ giúp bạn nắm bắt những xu hướng hiệu quả mà đối thủ đang áp dụng, học hỏi từ sai lầm của đối thủ để tránh lặp lại và đưa ra chiến lược hiệu quả hơn.
Hãy dành thời gian đánh giá toàn diện các nỗ lực truyền thông xã hội hiện tại để xác định điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải thiện. Tập trung vào những yếu tố sau:
Những bài đăng thu hút tương tác cao/thấp nhất
Tỷ lệ tương tác và tăng trưởng lượng người theo dõi
Mức độ tương tác so với đối thủ cạnh tranh
Hiệu quả trên từng nền tảng
Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hiệu quả của chiến lược hiện tại và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.
Bước 5: Thiết lập tài khoản
Bước tiếp theo là thiết lập tài khoản thật chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp để tạo ấn tượng mạnh mẽ và thu hút khách hàng ngay từ đầu. Để thiết lập tài khoản hiệu quả, bạn cần:
Chọn ảnh đại diện rõ nét, đúng định dạng
Viết tiểu sử thu hút với các từ khóa phù hợp
Theo dõi các tài khoản và khách hàng tiềm năng
Thiết lập tài khoản doanh nghiệp (nếu áp dụng)
Việc tối ưu hóa này sẽ giúp bạn tạo nên ấn tượng chuyên nghiệp, mạnh mẽ ngay từ đầu, qua đó thu hút sự chú ý và tương tác từ khách hàng mục tiêu.
Bước 6: Chuẩn bị tài nguyên
Sau khi chuẩn bị xong, bước tiếp theo là chuẩn bị tài nguyên để tiến hành đăng bài, bao gồm:
Ảnh và video
Logo
Nội dung dạng text
Chú thích và nội dung phản hồi bình luận của khán giả
Các bài đăng của đối thủ để tham khảo, lấy cảm hứng
Việc chuẩn bị, tổ chức, sắp xếp các tài nguyên này một cách gọn gàng, khoa học ngay từ đầu sẽ giúp các nhân viên mới dễ dàng tiếp cận, khai thác khi tham gia vào công tác mạng xã hội. Hơn nữa, hãy lựa chọn sự kết hợp đa dạng giữa nội dung quảng cáo và nội dung chất lượng, giáo dục, giải trí để giữ sự tươi mới, tránh nhàm chán với khán giả. SO9 khuyên bạn nên tuân thủ quy tắc 80:20, nghĩa là 80% nội dung mang tính chia sẻ thông tin hữu ích và 20% dành cho quảng cáo.
Bước 7: Xây dựng content calendar (lịch trình nội dung)
Với các tài nguyên đã được chuẩn bị sẵn, bạn có thể bắt đầu xây dựng content calendar. Content calendar xác định rõ bạn sẽ đăng gì, vào ngày nào và giờ nào. Từ đó giúp bạn dễ dàng quản lý và theo dõi tiến độ bài đăng, tránh tình trạng trùng lặp nội dung hoặc bỏ sót bài đăng.
Bước 8: Lên lịch đăng bài
Bước tiếp theo cũng vô cùng quan trọng đó là lên lịch đăng bài. Các công cụ hỗ trợ như SO9 sẽ giúp bạn lên lịch tự động, tối ưu thời điểm đăng tải để thu hút tương tác cao nhất. Ưu điểm của việc lên lịch là bạn có thể quản lý nhiều nền tảng cùng lúc, theo dõi hiệu suất một cách dễ dàng và trực quan.
Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ tích hợp sẵn của nền tảng, như Meta Business Manager cho Facebook và Instagram, để lên lịch các bài đăng trước. Nhưng nhược điểm của tính năng này là khá tốn thời gian và không cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất chiến dịch trên toàn bộ các kênh.
Sau khi đăng bài, hãy dành thời gian theo dõi hiệu quả để từ đó điều chỉnh, tối ưu hóa cho các bài đăng sau. Bạn có thể thay đổi dạng thức nội dung, chẳng hạn chuyển từ bài viết tĩnh sang video như Reels. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem xét điều chỉnh thời gian đăng bài cho phù hợp với hoạt động của khán giả, có thể sử dụng tính năng báo cáo hiệu quả nội dung của SO9 để tối ưu hóa.
Lời kết
Có thể thấy, Social media marketing là một phương pháp tiếp thị vô cùng hiệu quả để giúp doanh nghiệp phát triển trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay. Bằng cách áp dụng hiệu quả các chiến lược Social Media Marketing, bạn có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, đừng quên truy cập trang web SO9.VN để tìm hiểu thêm các kiến thức vận hành doanh nghiệp cập nhật nhất nhé! Chúc bạn thành công!