9.3.2024
Trong cuộc sống hàng ngày, chắn hẳn mọi người cũng đã quá quen thuộc với những câu tagline của thương hiệu như “camera phone” của Oppo hay “just do it” của Nike. Vậy tagline là gì? Nó có khác gì với slogan và cách để xây dựng một tagline hiệu quả cho nhãn hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về tagline.
Tagline là một cụm từ ngắn gọn, ấn tượng, dễ nhớ và thường được các doanh nghiệp dùng trong chiến lược marketing của mình. Những tagline này có nhiệm vụ truyền đạt những thông điệp của doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng. Ngoài ra, tagline còn thể hiện định vị sản phẩm và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Sẽ không khó để thấy được các tagline như vậy trong các ấn phẩm truyền thông của doanh nghiệp, ví dụ như ở các quảng cáo, clip giới thiệu doanh nghiệp hoặc các chiến dịch nơi doanh nghiệp tham gia. Nó luôn được đặt ở các vị trí dễ thấy để gợi nhớ mọi người về hình ảnh của nhãn hàng.
Một vài ví dụ về tagline có thể kể đến như, Nike với "Just do it", hay Canon có "Delighting You Always", hoặc tagline của SO9 là “Bệ phóng doanh nghiệp”.
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm tagline và slogan, nhưng về mặt bản chất đây là hai thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Slogan thường được trình bày dưới định dạng một đoạn văn ngắn trong đó nói lên một lời hứa của doanh nghiệp, giá trị thương hiệu hay hướng phát triển của sản phẩm. Slogan thường mang tính mô tả và thuyết phục, được doanh nghiệp gửi gắm những thông điệp và cả chiến lược của mình trong từng câu chữ.
So sánh tagline và slogan
Slogan là phương tiện hữu hiệu trong việc xây dựng giá trị thương hiệu. Qua slogan, khách hàng có thể hiểu được giá trị của thương hiệu, và phân biệt thương hiệu của bạn với những thương hiệu khác.
Ví dụ như, để trả lời cho câu hỏi “vì sao khách hàng nên chọn Motel 6?”, thương hiệu này đã đề ra câu Slogan "Giá thấp nhất trong cả nước" để trả lời cho câu hỏi của khách hàng và cũng là để nhấn mạnh USP của mình.
Bên cạnh Slogan, Tagline cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
Tagline đơn giản là một câu nói ngắn gọn được sử dụng để làm rõ hơn ý nghĩa của sản phẩm hay thương hiệu. Thiết kế của tagline thường là một cụm từ gây ấn tượng mạnh với khách hàng. Với thiết kế này, tagline có nhiệm vụ giúp củng cố và tăng cường trí nhớ của những khách hàng tiềm năng về sản phẩm hay về thương hiệu đó.
Tagline thường được gặp trong tiêu đề của quảng cáo, bìa báo, tạp chí, CD hoặc DVD, hoặc thậm chí trong các chương trình truyền hình hay phim điện ảnh.
Ta có thể thấy được một số Tagline thành công khi chúng tạo nên luồng văn hóa phổ biến mới trong việc sử dụng sản phẩm và được mọi người nhắc đến nhiều trong các cuộc trò chuyện thông thường.
Đây là kiểu tagline cơ bản và hay gặp nhất trên thị trường hiện nay, Tuy nhiên, khoảng cách giữa một câu tagline hiệu quả và một câu tagline hàm chứa những giá trị nhạt nhòa là rất mong manh. Bởi vì, chúng ta không thể nhồi nhét hết tất cả giá trị sản phẩm vào một câu tagline thì nó sẽ mang lại thành công.
Một công dụng của tagline là thể hiện sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn với những đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là khi thương hiệu đó không làm trong những lĩnh vực đặc thù. Vấn đề cơ bản ở đây là các doanh nghiệp phải xác định được giá trị cốt lõi của mình.
Tagline "vị ngon trên từng ngón tay" của KFC
Giá trị cốt lõi là yếu tố quan trọng để xây dựng một câu tagline hiệu quả, chú trọng vào giá trị sản phẩm. Giá trị cốt lõi là thứ duy nhất, điểm khác biệt lớn nhất giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang quá ôm đồm khi chọn cho mình cả chục các giá trị cốt lõi khác nhau. Điều này có thể làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng tagline sáo rỗng, không mang lại hiệu quả.
Ở đây, chúng tôi đã sưu tầm một vài tagline thể hiện giá trị của sản phẩm/dịch vụ đã thành công và mang lại hiệu quả cao:
Kiểu tagline này thông dụng hơn với các thương hiệu đến từ Mỹ. Nó không chỉ đơn thuần là một câu call to action thường thấy trong marketing mà nó là một lời thúc giục hành động mạnh mẽ. Tagline đọc lên nghe có vẻ như là một lời thách thức với khách hàng, những người sẵn sàng dấn thân và đi ngược lại với những tiêu chuẩn thông thường của xã hội.
Tuy nhiên, chắc chắn kiểu tagline này sẽ không phù hợp với các thương hiệu có hình ảnh ôn hòa, mang tính nguyên tắc và ưu tiên sự nghiêm túc, thường là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, giáo dục, y tế,… - những lĩnh vực mà mọi người thường thích sự ổn định và chắc chắn hơn tất cả.
Apple với câu tagline giúp thúc đẩy năng lực sáng tạo của mỗi người
Ví dụ tagline thúc đẩy một hành động cụ thể thành công, hiệu quả:
Đã từng có thời điểm ta cần đến hàng chục nhân viên làm việc hết công suất để nghĩ ra được một câu tagline sâu sắc, ấn tượng nhưng dài dòng và tương đối khó hiểu.
Ngày nay, mọi người thường thích những gì ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn là một thông điệp quảng cáo dài dòng và hàm chứa quá nhiều ý nghĩa. Mỗi ngày khách hàng sẽ phải tiếp xúc hàng nghìn các quảng cáo khác nhau, và chỉ có những thông tin ấn tượng và dễ nhớ nhất mới có thể đọng lại trong đầu họ.
Tagline của IKEA
Chúng ta có thể thấy một vài ví dụ về tagline
Chắc hẳn những người làm trong lĩnh vực tiếp thị đều biết rằng hiệu quả của một câu chuyện trong việc thu hút và thuyết phục khách hàng là rất lớn. Tuy nhiên, kể chuyện khác với kể lể, câu chuyện của bạn phải có những giá trị nhất định và mang bản sắc của thương hiệu.
Trong cuốn Building A Story Brand của Donald Miller – người nằm trong nhóm tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times, ông đã viết một đoạn như sau:
“Đôi khi bạn xem qua các con số báo cáo và tự hỏi rằng bản thân mình đã làm gì sai, liệu sản phẩm của mình đã đủ tốt hay chưa. Nhưng bạn quên mất rằng, đâu phải lúc nào vấn đề cũng đến từ sản phẩm, biết đâu vấn đề đến từ cách bạn nói về sản phẩm đó thì sao.”
Cuốn sách Building A Story Brand xây dựng thương hiệu nổi tiếng - Tagline
Chắc chắn, bạn không thể ngồi xuống và kể chuyện mọi lúc, nhưng hãy tận dụng mọi cơ hội thích hợp để làm điều đó. Đôi khi bạn có thể kể lại một câu chuyện thông qua lời hứa của thương hiệu, qua các thông điệp truyền thông hay thậm chí cả qua câu tagline nữa.
Chúng tôi đã tập hợp lại một số ví dụ về một câu tagline kể chuyện mang đến sự hiệu quả, chi tiết và khắc họa rõ nét bản sắc thương hiệu như thế nào.
Với trường hợp của tagline thương hiệu, không ít các nhãn hàng lớn lựa chọn sử dụng vị thế của mình trên thị trường như một giải pháp tâm lý marketing nhằm ghi điểm và thuyết phục khách hàng tiềm năng của mình một cách mạnh mẽ.
Tagline của Milo
Không dừng lại ở đó, câu tagline giúp định vị thương hiệu trên thị trường, nói lên lời cam kết của doanh nghiệp với khách hàng của mình. Chúng tôi đã thu thập được một vài ví dụ về các câu tagline thể hiện được vị thế của thương hiệu
Sử dụng tagline hiệu quả sẽ mang đến những lợi ích về marketing lớn cho doanh nghiệp. Bài viết đã giới thiệu những điều cơ bản nhất về tagline và cách viết một tagline hiệu quả. Để tham khảo nhiều hơn các bài viết về phát triển, vận hành và nuôi dưỡng doanh nghiệp, truy cập SO9.VN ngay bây giờ nhé!
Powered by Froala Editor
Công cụ nuôi kênh