Top 10 chỉ số đánh giá hiệu quả Email marketing bạn không nên bỏ qua

Bỏ túi ngay top 10 chỉ số đánh giá Email marketing hiệu quả
Bùi Phương Thảo

21.4.2024

Email marketing vẫn là một trong những kênh tiếp thị hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng, gia tăng doanh số và xây dựng lòng trung thành thương hiệu. Tuy nhiên, để có được chiến dịch email thực sự thành công, bạn cần phải biết cách đánh giá hiệu quả một cách toàn diện bằng cách theo dõi các chỉ số phù hợp.
Các chỉ số này sẽ cho bạn biết yếu tố nào đang hiệu quả và yếu tố nào cần điều chỉnh, giúp bạn không ngừng cải thiện chiến lược tiếp thị qua email. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, trong bài viết ngày hôm nay, SO9 sẽ chia sẻ cho các bạn top 10 chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả email marketing. Cùng bắt đầu nhé!
 

I. Chỉ số Email marketing là gì?

Chỉ số email marketing là một khái niệm quan trọng cho phép các nhà tiếp thị đánh giá hiệu quả của chiến dịch email marketing. Đây là những con số hoặc tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ thành công của một chiến dịch, cung cấp thông tin chi tiết về việc có bao nhiêu người mở email, có bao nhiêu người nhấp vào liên kết trong email để truy cập website, và có bao nhiêu người hủy đăng ký.

II. Tại sao cần theo dõi chỉ số Email marketing?

Theo dõi các chỉ số email marketing là một việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo thành công của các chiến dịch tiếp thị qua email.
Ví dụ, khi theo dõi các chỉ số như tỷ lệ mở email và tỷ lệ nhấp chuột, bạn có thể hiểu rõ hơn về sở thích và quan tâm của khách hàng đối với các loại nội dung khác nhau. Bằng việc theo dõi và phân tích các chỉ số này, bạn cũng có thể biết được chủ đề hay vấn đề nào thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Những dữ liệu này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung email phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi của khách hàng trong các chiến dịch tiếp theo.
Không chỉ vậy, việc theo dõi các chỉ số email marketing còn giúp bạn phát hiện các vấn đề như danh sách email không hoạt động, nội dung không phù hợp hay thời gian gửi email không thích hợp. Bằng cách kịp thời điều chỉnh và khắc phục những vấn đề này, bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch và tăng hiệu quả tiếp thị.
 

III. Các chỉ số đánh giá hiệu quả Email marketing

1. Tỉ lệ phân phối (Deliverability Rate)

Tỉ lệ phân phối cho biết tỷ lệ phần trăm của số email được gửi đi thành công và đến được hộp thư của người nhận.
Cách tính:
Tỉ lệ phân phối = (Số lượng email đã gửi thành công ÷ Tổng số email được gửi) * 100 (%)
Ví dụ: Nếu bạn gửi 1000 email và 990 trong số đó được gửi thành công
=> Tỉ lệ phân phối = (990/1000) * 100 = 99%.
Deliverability rate
Một tỷ lệ phân phối cao chứng tỏ rằng bạn đang sở hữu một danh sách email sạch, đồng thời khẳng định rằng email của bạn đang được gửi đúng đến những người nhận mong muốn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này thấp, đó có thể là dấu hiệu cho thấy email của bạn đang bị đánh dấu là spam hoặc bạn đang gửi email đến các địa chỉ không hợp lệ. Một tỉ lệ phân phối lý tưởng là 100%, hoặc 99% vì luôn có những trường hợp ngoại lệ.

2. Tỉ lệ nhấp chuột (Click Through Rate - CTR)

Tỉ lệ nhấp chuột (Clickthrough Rate - CTR) là một trong những chỉ số quan trọng nhất mà người làm email marketing thường theo dõi để đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Theo khảo sát của HubSpot, đa số (33%) xếp hạng tỷ lệ nhấp chuột nằm trong top 2 chỉ số quan trọng nhất khi gửi và báo cáo kết quả chiến dịch email marketing.
CTR là tỷ lệ giữa số lượng người nhấp vào đường dẫn trong email so với tổng số người nhận email. Chỉ số này cho thấy mức độ hiệu quả của nội dung email trong việc thúc đẩy người nhận tương tác và truy cập vào trang web, đường dẫn hoặc tài liệu trong email.
Cách tính:
CTR = (tổng số lần nhấp chuột ÷ số lượng email đã gửi thành công) * 100 (%)
Ví dụ: Nếu bạn gửi thành công 10.000 email và có 500 lượt nhấp vào email
=> Tỉ lệ nhấp chuột (CTR) = (500 / 10000) * 100 = 5%.
Click Through rate
Một tỷ lệ nhấp chuột cao phản ánh nội dung email của bạn thu hút được sự quan tâm của độc giả. Ngược lại, tỷ lệ thấp cho biết nội dung email của bạn chưa đủ chất lượng hay thiếu yếu tố kêu gọi hành động rõ ràng.
 

3. Tỉ lệ mở (Open rate)

Tỷ lệ mở email (Open rate) là tỷ lệ phần trăm người nhận đã mở xem nội dung email của bạn. Đây là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả của chiến dịch email marketing. Theo khảo sát của HubSpot, 31% nhà tiếp thị xếp tỷ lệ mở nằm trong top 2 chỉ số quan trọng nhất khi gửi và báo cáo kết quả chiến dịch email marketing, chỉ đứng sau tỷ lệ nhấp chuột (clickthrough rate).
Cách tính:
Tỉ lệ mở = [Số lượng email được mở ÷ (Số lượng email đã gửi - Số email gửi bị hỏng)] * 100 (%)
Ví dụ: Nếu bạn gửi đi 10.000 email, toàn bộ 10.000 email đó đều được gửi thành công, trong đó có 6000 email được mở.
=> Tỷ lệ mở email (Open Rate) = (6000 / 10.000) * 100 = 60%
Open rate
Một tỷ lệ mở cao có thể phản ánh tiêu đề email của bạn đã thực sự hấp dẫn và nổi bật, hoặc khách hàng đã mong đợi và quan tâm tới email của bạn. Ngược lại, nếu tỷ lệ mở thấp, bạn có thể cần thử nghiệm với các tiêu đề khác nhau, sử dụng cá nhân hóa nội dung, tích hợp biểu tượng cảm xúc hoặc điều chỉnh thời gian gửi email. Một tỷ lệ mở được coi là tốt thường dao động từ 20% đến 22%.
 

4. Tỉ lệ thoát (Bounce rate)

Tỷ lệ thoát (bounce rate) là tỷ lệ phần trăm tổng số email được gửi đi mà không thể gửi thành công đến hộp thư của người nhận. Có 2 loại tỉ lệ thoát là hard bounce và soft bounce.
  • Hard Bounce là tình trạng email đã được gửi đi nhưng bị trả lại và không còn có cơ hội được gửi đến người nhận nữa. Hard bounce xảy ra khi địa chỉ email không hợp lệ hoặc không tồn tại, và các email này sẽ không bao giờ gửi thành công.
  • Soft bounce xảy ra khi email đã được gửi đi nhưng không thể đến được người nhận do các vấn đề tạm thời. Soft bounce xảy ra do vấn đề tạm thời với một địa chỉ email hợp lệ, chẳng hạn như hộp thư đầy hoặc máy chủ của người nhận gặp sự cố.
Cách tính:
Tỉ lệ thoát = (Số email bị thoát ÷ Tổng số email đã gửi thành công) * 100 (%)
Ví dụ: Nếu bạn gửi đi 10.000 email, có 2000 email không đến được với người nhận
=> Tỉ lệ thoát = (2000 / 10.000) * 100 = 20%
Bounce rate
Tỷ lệ thoát thấp cho thấy danh sách email của bạn được duy trì tốt và chất lượng cao. Điều này giúp đảm bảo rằng email của bạn có nhiều khả năng đến được hộp thư của người nhận và không bị chặn bởi các bộ lọc spam. Ngược lại, tỷ lệ thoát cao, đặc biệt là hard bounce, là dấu hiệu cần phải làm sạch và cập nhật danh sách một cách kỹ lưỡng. Tỷ lệ thoát dưới 2% được coi là tốt.

5. Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion rate - CR)

Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ phần trăm người nhận email nhấp vào liên kết trong email và hoàn tất một hành động mong muốn, chẳng hạn như điền vào một biểu mẫu thu thập thông tin tiềm năng hay mua sản phẩm.
Cách tính:
CR = (Số người hoàn tất hành động mong muốn ÷ Số email gửi thành công) * 100 (%)
Ví dụ: Nếu bạn gửi thành công 10.000 email và 400 người nhận thực hiện hành động mong muốn.
=> CR = 400/10.000 * 100 = 4%
Conversion rate
Tỷ lệ chuyển đổi cao phản ánh nội dung và chiến lược tiếp cận của email đang hiệu quả, từ đó giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh như tạo doanh thu, gia tăng khách hàng mới hay nâng cao nhận diện thương hiệu. Ngược lại, tỷ lệ thấp cho thấy những thiếu sót cần khắc phục như lời kêu gọi hành động mờ nhạt, thiết kế email kém hấp dẫn hay thời điểm gửi không phù hợp. Tỉ lệ chuyển đổi trên 2% được coi là tốt

6. Tỉ lệ huỷ đăng ký (Unsubscribe rate)

Tỷ lệ huỷ đăng ký là tỷ lệ phần trăm người nhận email huỷ đăng ký khỏi danh sách gửi sau khi mở một email nhất định.
Cách tính:
Tỉ lệ huỷ đăng ký = (Số người huỷ đăng ký ÷ Số email gửi thành công) * 100 (%)
Ví dụ: Nếu bạn gửi thành công 10.000 email và 50 người nhận cảm thấy phiền và huỷ đăng ký
=> Tỉ lệ huỷ đăng ký = 50/10.000 * 100 = 0.5%
Unsubscribe rate
Tỷ lệ huỷ đăng ký cao cho thấy người nhận cảm thấy email của bạn không mang lại giá trị hoặc bị làm phiền bởi số lượng email quá nhiều, điều này có thể khiến họ huỷ đăng ký. Tuy nhiên, con số này không nên được xem là thước đo duy nhất về hiệu quả email, vì nhiều người sẽ không chính thức huỷ đăng ký mà chỉ ngừng tương tác. Tỉ lệ huỷ đăng ký dưới 0.5% được xem là tốt.

7. Tỉ lệ tăng trưởng danh sách (List growth rate)

Tỷ lệ tăng trưởng danh sách đề cập đến tốc độ mà danh sách email của bạn đang tăng trưởng. Càng có nhiều người trong danh sách, bạn càng có nhiều khách hàng và cơ hội kinh doanh tiềm năng.
Cách tính:
Tỷ lệ tăng trưởng danh sách = [(Số người đăng ký mới – (Số người hủy đăng ký + khiếu nại email/ spam)] ÷ Tổng số địa chỉ email trong danh sách] * 100 (%)
Ví dụ: Bạn có 1 danh sách tổng cộng 10.000 email, có 500 đăng ký mới, 50 người hủy đăng ký, 0 Spam Complaint
=> Tỉ lệ tăng trưởng danh sách = [(500 - 50) ÷ 10.000] * 100 = 4.5%
List growth rate
Tỷ lệ tăng trưởng danh sách phản ánh khả năng thu hút đối tượng mục tiêu mới của chiến dịch email marketing. Một tỷ lệ tăng trưởng ổn định và tích cực chứng tỏ nội dung và chiến lược của bạn đang hiệu quả, giúp tiếp cận được nhiều đối tượng tiềm năng hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ giảm hoặc tăng trưởng chậm có thể là dấu hiệu của vấn đề trong việc thu hút người đăng ký mới. Điều này sẽ làm giảm dần quy mô danh sách và ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thị. Tỉ lệ tăng trưởng danh sách dưới 2.5% được coi là chỉ số tốt

8. Tỉ lệ chia sẻ/chuyển tiếp email (Email sharing/forwarding rate)

Tỷ lệ chia sẻ/chuyển tiếp email là tỷ lệ người nhận email nhấn vào nút "chia sẻ" để đăng nội dung email lên mạng xã hội và/hoặc nhấn vào nút "chuyển tiếp cho bạn bè".
Cách tính:
Tỉ lệ chia sẻ/chuyển tiếp email = (Số lượt nhấn vào nút chia sẻ/chuyển tiếp ÷ Số email gửi thành công) * 100(%)
Ví dụ: Nếu bạn gửi thành công 10.000 email và 150 người nhận chia sẻ/chuyển tiếp email cho người khác
=> Tỉ lệ chia sẻ/chuyển tiếp email = (150 ÷ 10.000)* 100 = 1.5%
Email sharing/forwarding rate
Tỷ lệ chia sẻ/chuyển tiếp email phản ánh khả năng lan truyền, tiếp cận đối tượng tiềm năng mới từ nội dung và chiến dịch của bạn. Một tỷ lệ cao cho thấy nội dung email phù hợp và thực sự mang lại giá trị cho người đọc, đủ để họ muốn giới thiệu, lan truyền đến mạng lưới xung quanh.

9. Tỉ suất sinh lời (ROI)

Tỷ suất sinh lời (ROI) đo lường lợi nhuận tổng thể mà chiến dịch email marketing của bạn mang lại. Nói cách khác, đây là tỷ lệ giữa tổng doanh thu nhận được và chi phí thực tế đầu tư cho chiến dịch.
Cách tính:
ROI = [(Doanh số bán hàng – Khoản đầu tư vào chiến dịch) ÷ Khoản đầu tư vào chiến dịch] * 100 (%)
Ví dụ: Chiến dịch email marketing mang về 500 triệu đồng tiền doanh thu, trong khi chi phí bỏ ra là 40 triệu
=> ROI = [(500 - 40) ÷ 40] * 100 = 1150 %
ROI
Tỷ suất sinh lời là một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả quan trọng nhất của bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào, đặc biệt là email marketing. Chỉ số này phản ánh lợi nhuận thực tế mà bạn nhận được sau khi trừ đi tất cả các chi phí đầu vào cho chiến dịch như chi phí nhân lực, công cụ, thiết kế,...
Một tỷ suất sinh lời cao cho thấy chiến dịch email của bạn đang rất hiệu quả và mang lại doanh thu đáng kể so với số vốn đầu tư ban đầu. Điều này phản ánh nội dung và chiến lược tiếp cận của bạn phù hợp với nhu cầu và hành vi của khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, tỷ suất này cũng giúp bạn xác định những chiến dịch nào đang mang lại hiệu quả cao nhất để tiếp tục đầu tư và những chiến dịch nào không đạt hiệu quả cần phải điều chỉnh hay ngừng thực hiện. Từ đó, bạn có thể tối ưu ngân sách và nâng cao ROI tổng thể của các chiến dịch email marketing.

10. Tỉ lệ khiếu nại về thư rác (Spam complaint rate)

Tỷ lệ khiếu nại trong email marketing là chỉ số đo lường phần trăm người nhận đánh dấu email của bạn là thư rác. Đây là một chỉ số đáng lo ngại và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược email marketing của bạn bởi càng nhiều người khiếu nại về spam, khả năng các email tiếp theo của bạn sẽ bị chuyển thẳng vào hộp thư rác càng cao.
Cách tính:
Tỉ lệ khiếu nại về thư rác = (Số người khiếu nại email ÷ Số email được gửi thành công) * 100 (%)
Ví dụ: Nếu bạn gửi thành công 1000 email và 10 người nhận báo cáo là spam
=> Tỉ lệ khiếu nại thư rác = (10 / 1000) * 100 = 1%
Spam complaint rate
Một tỷ lệ khiếu nại cao cho thấy email của bạn đang làm phiền và gây khó chịu cho người nhận, có thể do nội dung kém chất lượng, không phù hợp hoặc liên tục gửi quá nhiều email. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu, gây mất thiện cảm và dẫn đến tỷ lệ huỷ đăng ký cao. Do đó, tỉ lệ khiếu nại spam càng gần 0 càng tốt.

Lời kết

Email marketing là một kênh tiếp thị hiệu quả với chi phí thấp, giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả chiến dịch Email marketing, bạn cần theo dõi và phân tích các chỉ số quan trọng. Bài viết này đã giới thiệu Top 10 chỉ số đánh giá hiệu quả Email marketing mà bạn không nên bỏ qua, bao gồm:
  1. Tỷ lệ phân phối (Deliverability rate)
  2. Tỷ lệ nhấp chuột (Click Through Rate - CTR)
  3. Tỷ lệ mở (Open Rate)
  4. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
  5. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate - CR)
  6. Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe Rate)
  7. Tỷ lệ tăng trưởng danh sách (List Growth Rate)
  8. Tỷ lệ chia sẻ/ chuyển tiếp email (Email Sharing/Forwarding Rate)
  9. Tỷ suất sinh lời ROI (Return on Investment)
  10. Tỷ lệ khiếu nại về thư rác (Spam Complaint Rate)
Bằng cách theo dõi và phân tích các chỉ số này, bạn có thể đánh giá hiệu quả chiến dịch Email marketing của mình và đưa ra những điều chỉnh phù hợp để nâng cao hiệu quả tiếp thị. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn tạo ra những chiến dịch Email marketing thành công, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Ngoài ra, đừng quên truy cập trang web SO9.VN để tìm hiểu thêm các kiến thức vận hành doanh nghiệp cập nhật nhất nhé! Chúc bạn thành công!
 

Chuyên mục

benefits
left-benefits
right-benefits

Khi là khách hàng của

info_person

Được quyền sử dụng

TOÀN BỘ CÔNG CỤ CHẤT LƯỢNG CỦA SỐ9.VN

Gift
benefits

SẢN PHẨM 9REUP

Dẫn nguồn đăng lại với 1 Click chuột
Reup nội dung từ các nguồn: Tiktok, Douyin, Instagram, Facebook, Pinterest, Youtube hàng loạt.
Miễn phí 499.000đ
benefits

SẢN PHẨM SO9 HUB

Quản lý tương tác tập trung
Quản lý tin nhắn, bình luận mới tại một nơi duy nhất. Dễ dàng tạo bot tự động tương tác.
Miễn phí 299.000đ
benefits

SẢN PHẨM 9RECHAT

Phần mềm Remarketing cho Fanpage
Sản phẩm khai thác khách hàng cũ, tặng kèm quy trình triển khai hiệu quả nhất.
Miễn phí 399.000đ

SỐ LƯỢNG SỬ DỤNG

0

Nội dung được phân phối

0

Lượt tiếp cận

0

Số kênh được kết nối

FAQ

CHÚNG TÔI CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO BẠN

Tôi quan tâm đến mức độ bảo mật của SO9

Chúng tôi là đối tác chính thức được cấp phép từ các nền tảng: Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram, Pinterest, Google My Business, Zalo, X. Để làm được điều này đội ngũ chúng tôi đã phải trải qua quá trình minh chứng, kiểm duyệt rất gắt gao từ kiểm soát viên của các nền tảng. Đó là lý do tại sao khách hàng luôn yên tâm tuyệt đối về Chất lượng & Độ an toàn khi đến với SỐ9.vn. Toàn bộ các kênh khi bạn kết nối vào ứng dụng đều trải qua bước cấp quyền trực tiếp trên nền tảng, điều này giúp bạn kiểm soát được các quyền cấp cho SỐ9.vn cũng như toàn quyền kiểm soát chúng.

Tôi chưa biết gì về phát triển kinh doanh qua Mạng xã hội, làm sao để tìm hiểu?

Bạn hãy tham khảo Bí kíp chinh phục Mạng xã hội mà SỐ9.vn cung cấp, sau đó thực hành. Bạn có thể đặt lịch để đội ngũ chúng tôi review 1 lần sau khi bạn thực hiện được 1 tháng các bước đã hướng dẫn đó

Sao kênh của tôi không được đề xuất, view lẹt đẹt??

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến kênh của bạn: 1- Tài nguyên, 2- Nội dung, 3- Phần mềm. SỐ9.vn là đối tác chính thức của nền tảng nên sẽ đảm bảo không làm ảnh hưởng đến view của bạn, do đó bạn hãy kiểm tra thật kỹ tài nguyên và nội dung của mình

Bạn khác gì với các phần mềm giả lập như Fplus, MKT, Ninja,...?

Giả lập là thay vì bạn làm thì sẽ có bot thực hiện trên máy tính giúp bạn theo tác trên hàng trăm cửa sổ trình duyệt khác nhau, để dùng phần mềm này bạn phải cung cấp tài khoản, mật khẩu hoặc cookie. Điều đặc biệt, các nền tảng "rất ghét" các con bot này và luôn tìm cách tiêu diệt, do đó nếu bạn không thành thạo thì sẽ rủi ro rất lớn cho tài nguyên của bạn. SỐ9.vn là một ứng dụng khác hoàn toàn, chúng tôi không có quá nhiều các tính năng như các phần mềm giả lập - tuy nhiên toàn bộ tính năng của chúng tôi được duyệt và được nền tảng cho phép quản lý chính thức. Do vậy, các yếu tố rủi ro về tài nguyên, rủi ro về an toàn bảo mật sẽ không bao giờ tồn tại trên SỐ9.vn

Image

SỐ9 đang phân phối

Liên tục cập nhật...

0

Nội dung được phân phối

0

Lượt tiếp cận

0

Số kênh được kết nối
Dùng thử ngay