9.3.2024
Khi tôi gặp các chủ doanh nghiệp nhỏ và kể cho họ nghe về công việc của tôi trên mạng xã hội, rất nhiều người trong số họ hỏi tôi rằng họ nên sử dụng mạng xã hội như thế nào để phát triển doanh nghiệp của mình. Trước khi trả lời câu hỏi đó, tôi thường hỏi họ về những gì họ đang làm, và các câu trả lời tôi thường nhận được là:
👉 “Chúng tôi có tài khoản Twitter và một trang Facebook”
👉 “Tôi xây dựng trang Google+ cho doanh nghiệp của mình!”
👉 Lúc này, tôi phải hỏi họ: Nhưng bạn đã bắt đầu bằng cách lắng nghe chưa?
Lắng nghe là hoạt động truyền thông xã hội cơ bản nhất và thường bị giá thấp đối với bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào. Và điều quan trọng là bắt đầu lắng nghe ngay cả trước khi bạn quyết định doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện trên mạng xã hội nào.
Nếu bạn đã sẵn sàng xây dựng một cộng đồng trực tuyến, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm ra đối tượng mình hướng đến là ai.
Dành thời gian nghe trên một vài nền tảng mạng xã hội. Lắng nghe các cuộc thảo luận xung quanh xu hướng ngành, tìm kiếm các từ khóa và cuộc trò chuyện có liên quan tới doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh của bạn.
Ví dụ: nếu tôi đang là chủ một tiệm bánh pizza địa phương, tôi sẽ lắng nghe những cuộc trò chuyện về những món ăn ngon trong và xung quanh thị trấn. Tôi sẽ tìm ra nơimọi người hay nói về chủ đề này. Tôi cũng sẽ kiểm tra một vài trang web review ẩm thực cụ thể (chẳng hạn như Epicurious, Foodily hoặc Open Source Food) để xem liệu món ăn này có quen thuộc với những người sành ăn ở nơi tôi sống hay không.
Khi tôi có một số ý tưởng về việc sử dụng nền nền tảng nào doanh nghiệp của tôi có thể hưởng lợi nhiều nhất, tôi sẽ tập trung nỗ lực của mình vào đó.
Và hãy nhớ rằng, đừng dàn trải sức lực bằng cách cố gắng có mặt trên mọi nền tảng chỉ vì ở đó có đối thủ cạnh tranh. Quyết định điều gì có ý nghĩa đối với doanh nghiệp của bạn. Thường thì bạn chỉ nên tập trung vào 2 hoặc 3 nền tảng mạng xã hội.
Lắng nghe các cuộc trò chuyện trong đó mọi người đang nói về doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ nhận được những nhận xét trực tiếp. Nhưng ngay cả khi bạn không bắt gặp bất kỳ cuộc trò chuyện nào như vậy, việc lắng nghe chủ động vẫn có ích.
Bạn có thể thu thập insights quan trọng về đối tượng mục tiêu, những người có ảnh hưởng trong ngành (những người chia sẻ ý kiến và kiến thức của họ qua mạng về lĩnh vực của bạn), đối thủ cạnh tranh, cũng như xu hướng mới trong ngành của bạn ở nơi bạn sống và trên toàn thế giới.
Là chủ tiệm bánh pizza, việc lắng nghe có thể giúp tôi tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như:
Những địa điểm ăn uống nổi tiếng nhất, được nhắc đến nhiều nhất trong khu vực này là những chỗ nào?
Những người sành ăn ở khu vực của tôi quan tâm đến điều gì?
Họ tìm kiếm những trải nghiệm ăn uống như thế nào?
Làm cách nào để tiếp cận và thu hút những người có ảnh hưởng, chẳng hạn như người viết blog, reviewer về ẩm thực?
Tất nhiên, tôi cần thời gian, sự chú ý và kỹ năng chắt lọc để tìm ra câu trả lời. Nhưng tôi có thể sử dụng những insight này để đưa ra quyết định về công việc kinh doanh của riêng mình - chẳng hạn như liệu tôi có nên thay đổi các tùy chọn menu hiện có hay thêm các tùy chọn mới, loại giao dịch hoặc ưu đãi nào có khả năng sẽ mang lại hiệu quả cao, cách tổ chức các sự kiện trên mạng xã hội tạo tiếng vang, v.v.
Mỗi mạng xã hội có ngôn ngữ riêng và các quy tắc bất thành văn. Ví dụ, biết khi nào và làm thế nào để can thiệp vào các cuộc trò chuyện mà không bị coi là xâm phạm. Cách duy nhất để học cách dấn thân là lắng nghe.
Hãy nhớ rằng tất cả các hoạt động tổ chức phải cung cấp một số giá trị nhất định cho người tham gia, và không phải chỉ chăm chăm vào mục đích bán hàng. Không ai thích nghe từ một người hoặc doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc thúc đẩy các chiến dịch bán hàng của riêng họ.
Vì vậy, bạn nên tham gia và không nên những cuộc trò chuyện?
Các cuộc trò chuyện đề cập trực tiếp đến doanh nghiệp của bạn: Tiếp cận và ghi nhận những điều này. Trả lời phản hồi. Thực hiện sửa đổi cho bất kỳ lỗi nào. Đưa ra lời cảm ơn khi ai đó khen ngợi doanh nghiệp của bạn hay đưa ra một góp ý xây dựng nào.
Các cuộc trò chuyện (chỉ) đề cập đến đối thủ cạnh tranh: Nhảy vào một cuộc trò chuyện đề cập đến đối thủ cạnh tranh có thể khiến bạn có vẻ thô lỗ và hung hăng. Tránh điều này trừ khi thực sự cần thiết.
Trò chuyện với khách hàng và những người có ảnh hưởng: Nếu đang lắng nghe và theo dõi khách hàng cũng như những người có ảnh hưởng chính, bạn có thể muốn tiếp cận và tương tác với họ.
Những cuộc trò chuyện này có thể là về bất cứ điều gì: chúng không nhất thiết phải về sản phẩm, doanh nghiệp hoặc lĩnh vực của bạn. Bắt đầu bằng một lời chào thân thiện, nói về các chủ đề và nội dung mà người nghe có thể quan tâm (bạn có thể đoán ra một số chủ đề trong khi trò chuyện) hoăc tham gia vào các cuộc trò chuyện hiện có mà họ đã bắt đầu. Tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ thông qua các cuộc trò chuyện.
Trò chuyện về các tin tức và xu hướng mới: Một số thương hiệu có thể thu hút sự chú ý bằng cách tạo nội dung xoay quanh các sự kiện và xu hướng mà khán giả của họ quan tâm.
Không phải lúc nào cũng dễ dàng nảy ra những ý tưởng mới mẻ và độc đáo cho các sự kiện ngay lập tức. Để làm được điều này, bạn cần phải lắng nghe và chú ý vào các chủ đề thịnh hành. Bạn cũng sẽ cần một bộ óc sáng tạo. Và lưu ý rằng bạn chỉ sáng tạo nếu thực sự chắc chắn rằng mình hiểu khán giả cũng như bối cảnh xung quanh.
Mẹo: Sử dụng một công cụ lắng nghe như Tweetdeck cho phép bạn tập trung vào nhiều luồng hội thoại cùng một lúc. Như vậy, bạn có thể tham gia có chọn lọc vào một số cuộc trò chuyện thay vì lắng nghe tất cả chúng.
Hình thành thói quen lắng nghe cho nhóm của bạn, bắt đầu từ những gì đang được nói về doanh nghiệp của bạn. Không chỉ bộ phận marketing, mà tất cả mọi người từ bán hàng đến vận hành đến hỗ trợ đều có thể hưởng lợi từ việc lắng nghe.
Hầu hết các mạng xã hội công cộng như Twitter đều có giao diện tìm kiếm cho phép mọi người theo dõi các tìm kiếm liên quan đến tài khoản của họ.
Là chủ doanh nghiệp, bạn phải luôn là người tiên phong trong việc lắng nghe cho doanh nghiệp của mình. Nhưng giá trị thực sự đến khi bạn tiến xa hơn và xây dựng văn hóa lắng nghe. Một team có thể biết khách hàng thực sự muốn gì sẽ thực hiện tốt công việc, lấp đầy những mong muốn của khách hàng và giữ cho họ hài lòng.
Nguồn: Zoho
Powered by Froala Editor
Công cụ nuôi kênh