9.3.2024
Thuật ngữ “Lượt tiếp cận” rất phổ biến trong các cuộc trò chuyện xung quanh các nhà tiếp thị trên Facebook. Và đúng như vậy. Sau tất cả, chúng ta luôn muốn các bài viết của mình tiếp cận được nhiều người nhất có thể. Nhưng khi bạn phải cạnh tranh với hàng tá những nội dung của đối thủ, việc thu hút nhiều người chú ý hơn đến các bài đăng của chính bạn đang dần trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, việc tăng lượt tiếp cận của cho các nội dung của bạn trên Facebook vẫn không phải làm một nhiệm vụ bất khả thi, quan trọng là bạn phải xoay trọng tâm về nó và đặt KPI cụ thể rõ ràng cho phòng marketing.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia nhỏ những điều cơ bản về lượt tiếp cận trên Facebook, cách đo lường và tăng chỉ số này một cách nhanh chóng.
Một cách ngắn gọn, lượt tiếp cận trên Facebook của bạn thể hiện số lượng người dùng xem bài đăng hoặc trang của bạn (bất kể họ có tương tác với nó hay không).
Giả sử bạn xuất bản một bài đăng và 100 người xem nó. Lượt tiếp cận của bạn là 100 người. Rất đơn giản phải không?
Phạm vi tiếp cận của Facebook luôn được đo lường trong một khoảng thời gian cụ thể (ví dụ: 28 ngày). Điều đó có nghĩa là số liệu cho phạm vi tiếp cận tổng thể của bạn không tồn tại. Thay vào đó, các nhà tiếp thị nên quan tâm đến phạm vi tiếp cận hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng của họ.
Dưới đây là ví dụ về lượt tiếp cận hàng tuần được đo lường trong Facebook Creator Studio:
Lượt tiếp cận (Reach) được đo lường trên Facebook
Facebook có thể đo lường được lượt tiếp cận của Bài đăng (Post) hoặc Trang (Page). Lượt tiếp cận của Trang sẽ cho bạn thấy được tình trang tiếp cận nội dung của trang mà bạn quản lý - Ví dụ khi lượt tiếp cận Trang của bạn tăng lên tức là đang có nhiều người hơn quan tâm đến nội dung mà trang của bạn đăng tải. Còn khi xét trên từng bài đăng, thì mỗi bài đăng khác nhau sẽ đo lường được các lượt tiếp cận khác nhau - cho dù chúng có được cùng đăng trên một Trang. Tại sao lại có sự khác biệt giữa lượt tiếp cận trên các bài đăng khác nhau này? Bởi vì lượt tiếp cận của Bài đăng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến thuật toán phân phối nội dung của Facebook, trong đó một số yếu tố có thể tác động đến thuật toán này như:
Tương tác và tương tác từ cả người theo dõi và người không theo dõi
Loại nội dung và các yếu tố tối ưu hóa (video so với bài đăng văn bản, chú thích, thời gian, v.v.)
Quảng cáo có trả tiền so với bài đăng không phải trả tiền (trước đây có phạm vi tiếp cận được xác định bởi ngân sách)
Ở đây chúng tôi muốn chỉ ra rằng, lượt tiếp cận có thể khác biệt rất lớn giữa các bài đăng. Điều này nói lên lý do tại sao các nhà tiếp thị nên theo dõi các xu hướng dài hạn với phạm vi tiếp cận Facebook của họ.
Ở bài đăng này, SO9 chia "Lượt tiếp cận" trên Facebook ra làm 3 loại phổ biến
Khi hầu hết mọi người nói về lượt tiếp cận trên Facebook, họ thường đề cập đến hình thức miễn phí. Lượt tiếp cận miễn phí (Organic reach) đo lường số người xem các nội dung của bạn mà bạn không phải trả bất cứ một đồng phí nào - Họ là những fan hâm mộ (follower) mà bạn đã dày công để xây dựng trước đó. Đây là nguồn tiếp cận khó xây dựng nhất, nó là chiến lược xây dựng dài hạn về mặt thương hiệu, nội dung trên nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, với áp lực từ việc gia tăng doanh số nên Facebook trong vài năm nay cũng đã điều chỉnh thuật toán nhiều lần để có không gian cho các bài đăng quảng cáo + bài đăng có tính lan truyền (viral) nên lượt tiếp cận theo dạng này đang bị giảm dần trong những năm nay. Theo thống kê, 1 bài đăng bình thường trên Page hoặc trang cá nhân sẽ tiếp cận 1-3% lượng người theo dõi thay vì 5-7% như trước đây.
Lượt tiếp cận này đề cập đến số lượng người đã xem nội dung của bạn vì ai đó đã tương tác với nội dung đó thông qua việc Thích, Bình luận hoặc Chia sẻ nội dung đó. Loại lượt tiếp cận này dựa trên tương tác từ các tài khoản khác, bao gồm cả những người theo dõi và không theo dõi nguồn nội dung của bạn.
Có thể bạn đã từng thấy nội dung nào đó xuất hiện lên trong news feed của mình vì ai đó đã “Thích” nội dung đó, phải không? Đó là Lượt tiếp cận lan tỏa.
Lượt tiếp cận trả phí đề cập đến số lượng người đã xem quảng cáo Facebook của bạn ít nhất một lần. Số lượt tiếp cận này hoàn toàn có thể ước tính được khi bạn tạo một chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Lượt tiếp cận dạng này là đặc biệt hơn vì nó chủ yếu dựa trên việc lập ngân sách và nhắm mục tiêu theo đối tượng. Lượt tiếp cận quảng cáo vừa là thước đo để đánh giá mức độ hoạt động của quảng cáo mà còn là cách bạn thực hiện để thu hút khán giả của tốt như thế nào.
Các thuật ngữ: Lượt tiếp cận (Reach), Số tương tác (Engagement) và Số lần hiển thị (Impression) thường được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, chúng đại diện cho các KPI hoàn toàn khác nhau.
Lượt tiếp cận (Reach): Đo lường số người đã xem nội dung của bạn.
Số lần hiển thị (Impression): Đo lường số lượt xem của một nội dung. Ví dụ 1 quảng cáo hiển thị 3 lần với cùng 1 người thì số lượt tiếp cận được đo là 1, nhưng số lần hiển thị sẽ được tính là 3.
Số tương tác (Engagement): Đo lường các tương tác riêng lẻ đối với nội dung của bạn, chẳng hạn như bày tỏ cảm xúc, bình luận và chia sẻ.
Bạn đã bao giờ tự hỏi "'People reached' trên Facebook có nghĩa là gì?" Nó có nghĩa chính xác rằng: số người đã xem nội dung của bạn.
Trong Creator Studio, bạn có thể so sánh song song các tương tác và những người được tiếp cận trên Facebook.
Các nhà tiếp thị nên đo lường tất cả những điều trên. Mặc dù phạm vi tiếp cận và số lần hiển thị trên Facebook rõ ràng là quan trọng, nhưng quan trọng nhất là bạn muốn tăng tương tác cùng với số lượt tiếp cận của mình.
Bài viết này sẽ chỉ ra những cách mới nhất để thúc đẩy tương tác và gửi tín hiệu đến Facebook để đảm bảo bài đăng của bạn được hiển thị cho nhiều người nhất có thể.
Mặc dù mọi người thường nghĩ số lượt tiếp cận lớn hơn trên Facebook nằm trong quyền quyết định của thuật toán, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng.
Dưới đây là một số mẹo và phương pháp hay nhất của chính Facebook để đảm bảo rằng nội dung của bạn có được lượng hiển thị xứng đáng.
Content is king. Cuối cùng thì nội dung bạn phải hay, phải đánh đúng nhu cầu của khác hàng. Một số gợi ý bạn có thể tham khảo để tạo nội dung thật ấn tượng:
Nội dung phải được nghiên cứu, có thể nghiên cứu 1 số lối viết nội dung như: Dạng kể chuyện (Stories telling), Dạng xu hướng (trending content),...
Hạn chế share bằng link: Tập trung vào tạo nội dung phù hợp cho nền tảng, để trải nghiệm của người dùng là xem được nội dung của bạn trên feed.
Cân nhắc thêm lời gọi hành động (“bình luận bên dưới”) hoặc câu hỏi để thúc đẩy các cuộc thảo luận
Những mẹo này rất quan trọng đối với việc tăng được sự chú ý của khách hàng, từ đó thuật toán Facebook sẽ luôn chọn những nội dung hay, thu hút để tiếp tục phân phối thêm các lượt tiếp cận miễn phí cho bạn.
Không có gì ngạc nhiên khi nhiều tài khoản tương tác nhiều nhất trên Facebook đăng bài hàng ngày. Đó là bởi vì tính nhất quán quan trọng trong việc tăng mức độ phủ sóng của bạn và cho thuật toán biết rằng bạn đang hoạt động. Ngoài ra trong thuật toán Facebook còn có chỉ số Time Decay (Sẽ ưu tiên độ mới của bài đăng, tương tác) như vậy đâu đó bạn cũng sẽ được thêm 1 số ưu ái nhất định trong việc phân phối của Facebook
Một số ứng dụng như SO9 và các công cụ gốc như Facebook Studio cho phép bạn sắp xếp nội dung để đảm bảo bạn thường xuyên xuất bản các bài đăng mới.
Công cụ quản lý traffic đa nền tảngSO9
Chọn thời điểm tốt nhất để đăng bài viết trên mạng xã hội có tác động rất lớn đến mức độ tương tác.
Một ví dụ về thời điểm vàng đăng bài trên Facebook
Chọn thời gian tối ưu cho nội dung của bạn không phải là tất cả, là kết thúc của tất cả sự tương tác, nhưng nó sẽ làm tăng khả năng các bài đăng mới nhất của bạn sẽ xuất hiện trên news feed người dùng. Tại Việt Nam, thời điểm có thể reach được nhiều người nhất được ghi nhận là từ 9-10h, 11-13h, 16h-17h.
Với mức độ cạnh tranh khốc liệt về phạm vi tiếp cận không phải trả tiền, bạn có thể làm bất cứ điều gì để tăng khả năng hiển thị nội dung của mình và đó sẽ là một lợi thế với bạn. Sử dụng các công cụ như SO9, bạn có thể tinh chỉnh thời gian xuất bản của mình dựa trên thời điểm khán giả của bạn tương tác nhiều nhất.
Facebook công khai khá rõ ràng về hiệu quả hoạt động của các video trong những năm gần đây.
Cho dù đó là sự kiện Livestream hay quảng cáo quy mô nhỏ, việc tích hợp video vào chiến lược nội dung của bạn là một bước đi thông minh cho dù bạn có đang gặp vấn đề về phạm vi tiếp cận trên Facebook hay không. Lưu ý rằng nhiều bài đăng kiếm được lượt tiếp cận lan truyền thông qua “Lượt thích” và lượt chia sẻ thường là video.
Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp hoặc lĩnh vực của bạn, việc trả tiền cho lượt tiếp cận thông qua quảng cáo là vấn đề “khi nào” chứ không phải “nếu”.
Lượt tiếp cận miễn phí bị giảm giảm dần dẫn đến việc ngày càng nhiều các doanh nghiệp chấp nhận bỏ chi phí để mua thêm các lượt tiếp cận trên Facebook. Mặc dù mức độ thành công của quảng cáo còn phụ thuộc vào chiến lược đặt giá thầu và nhắm mục tiêu của bạn, nhưng quảng cáo đại là một cách trực tiếp để thu hút sự chú ý & tiếp cận nhiều hơn đến khán giả tiềm năng.
Và với nhiều doanh nghiệp, khoản đầu tư này là hoàn toàn xứng đáng.
Bổ sung chiến lược marketing của bạn với sự tham gia của các Hội nhóm trên Facebook hoặc những người ảnh hưởng cũng là một cách khác để mở rộng phạm vi tiếp cận lan truyền được sử dụng rộng rãi gần đây. Có rất nhiều case-study điển hình đã thành công xuất sắc nhờ sử dụng những kênh này hiệu quả.
Như đã nói trong phần trước, lượt tiếp cận của Facebook có thể được đánh giá trên toàn trang hoặc ở cấp độ mỗi bài đăng.
Bạn nên theo dõi lượt tiếp cận trong dài hạn để đánh giá xu hướng của lượng tiếp cận (tăng hoặc giảm). Nội dung của bạn luôn có những điểm khác biệt, vì vậy, chăm chăm về một ngày hoặc một tuần sẽ không có nhiều ý nghĩa về lâu dài.
Tin tốt là bạn có nhiều lựa chọn về cách thức và vị trí bạn giám sát phạm vi tiếp cận của mình. Ví dụ: Facebook Insights cung cấp bảng phân tích rõ ràng về phạm vi tiếp cận bài đăng cùng với các tương tác trên trang:
Các chỉ số quan trọng với một trang Facebook đo bởi Facebook Insights
Trong khi đó, bạn có thể đo lường số lần hiển thị và mức độ tương tác so với số người tiếp cận cho từng video trong Facebook Creator Studio:
Nhưng một lần nữa, điều quan trọng là phải theo dõi các xu hướng và những điểm cần rút ra thay vì bị ám ảnh bởi những con số riêng lẻ. Ví dụ, hãy nghĩ về những câu hỏi như:
Lượt tiếp cận Facebook của tôi đang tăng lên hay đang đi xuống? Tại sao?
Lượt tiếp cận không phải trả tiền của tôi so với phạm vi tiếp cận có trả tiền như thế nào?
Những phần nội dung nào kiếm được nhiều lượt tiếp cận nhất? Có mối liên hệ nào giữa chúng (hãy nghĩ: định dạng, độ dài, thời gian)?
Xác định các điểm chung giữa các bài đăng mang lại nhiều tương tác nhất của bạn là việc cần làm đối với các nhà tiếp thị. Với một nền tảng như SO9, bạn có thể dễ dàng theo dõi số lần hiển thị và tiếp cận của mình theo thời gian để biết xu hướng của bạn như thế nào và liệu các thay đổi đối với chiến lược nội dung của bạn có đang tiến triển hay không.
Cuối cùng,
Điều quan trọng là bạn phải hiểu cách lượt tiếp cận giống như một thước đo cần phải theo dõi. Sau đó hãyvạch ra những gì bạn có thể làm để tăng chỉ số này của của mình theo thời gian. Sử dụng các bảng phân tích và gợi ý trong bài viết này làm điểm khởi đầu để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và duy trì sự chú ý lâu dài. Và nếu bạn đang cảm thấy khó khăn, hãy thử dùng các công cụ hỗ trơ để theo dõi chặt chẽ và quản lý dễ hàng hơn.
Powered by Froala Editor
Công cụ nuôi kênh
Khi là khách hàng của
9REUP PRODUCT
Repost sources with 1 ClickSO9 HUB PRODUCT
Centralized interaction management9RECHAT PRODUCT
Remarketing software for FanpagesSỐ9.VN CHÚNG TÔI LÀM GÌ ?
Chúng tôi là đối tác chính thức được cấp phép từ các nền tảng: Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram, Pinterest, Google My Business, Zalo, X.
Để làm được điều này đội ngũ chúng tôi đã phải trải qua quá trình minh chứng, kiểm duyệt rất gắt gao từ kiểm soát viên của các nền tảng. Đó là lý do tại sao khách hàng luôn yên tâm tuyệt đối về Chất lượng & Độ an toàn khi đến với SỐ9.vn
Kết nối chúng tôi quaFacebook
Xem thêm các chia sẻ ởYoutube Channel
Hoặc tham giaTiktok
Gói Pro Gói Business
SỐ LƯỢNG SỬ DỤNG
0
Nội dung được phân phối0
Lượt tiếp cận0
Số kênh được kết nốiFAQ
CHÚNG TÔI CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO BẠN
Tôi quan tâm đến mức độ bảo mật của SO9
Chúng tôi là đối tác chính thức được cấp phép từ các nền tảng: Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram, Pinterest, Google My Business, Zalo, X. Để làm được điều này đội ngũ chúng tôi đã phải trải qua quá trình minh chứng, kiểm duyệt rất gắt gao từ kiểm soát viên của các nền tảng. Đó là lý do tại sao khách hàng luôn yên tâm tuyệt đối về Chất lượng & Độ an toàn khi đến với SỐ9.vn. Toàn bộ các kênh khi bạn kết nối vào ứng dụng đều trải qua bước cấp quyền trực tiếp trên nền tảng, điều này giúp bạn kiểm soát được các quyền cấp cho SỐ9.vn cũng như toàn quyền kiểm soát chúng.
Tôi chưa biết gì về phát triển kinh doanh qua Mạng xã hội, làm sao để tìm hiểu?
Bạn hãy tham khảo Bí kíp chinh phục Mạng xã hội mà SỐ9.vn cung cấp, sau đó thực hành. Bạn có thể đặt lịch để đội ngũ chúng tôi review 1 lần sau khi bạn thực hiện được 1 tháng các bước đã hướng dẫn đó
Sao kênh của tôi không được đề xuất, view lẹt đẹt??
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến kênh của bạn: 1- Tài nguyên, 2- Nội dung, 3- Phần mềm. SỐ9.vn là đối tác chính thức của nền tảng nên sẽ đảm bảo không làm ảnh hưởng đến view của bạn, do đó bạn hãy kiểm tra thật kỹ tài nguyên và nội dung của mình
Bạn khác gì với các phần mềm giả lập như Fplus, MKT, Ninja,...?
Giả lập là thay vì bạn làm thì sẽ có bot thực hiện trên máy tính giúp bạn theo tác trên hàng trăm cửa sổ trình duyệt khác nhau, để dùng phần mềm này bạn phải cung cấp tài khoản, mật khẩu hoặc cookie. Điều đặc biệt, các nền tảng "rất ghét" các con bot này và luôn tìm cách tiêu diệt, do đó nếu bạn không thành thạo thì sẽ rủi ro rất lớn cho tài nguyên của bạn. SỐ9.vn là một ứng dụng khác hoàn toàn, chúng tôi không có quá nhiều các tính năng như các phần mềm giả lập - tuy nhiên toàn bộ tính năng của chúng tôi được duyệt và được nền tảng cho phép quản lý chính thức. Do vậy, các yếu tố rủi ro về tài nguyên, rủi ro về an toàn bảo mật sẽ không bao giờ tồn tại trên SỐ9.vn
SỐ9 đang phân phối
Liên tục cập nhật...0
Nội dung được phân phối0
Lượt tiếp cận0
Số kênh được kết nối