Cách sử dụng dữ liệu để sáng tạo nội dung tốt hơn trên mạng xã hội

Vũ Khánh

9.3.2024

Kế hoạch nội dung truyền thông là điểm mấu chốt trong chiến lược của mọi nhà marketer. Khi được tổ chức tốt, nội dung sẽ đưa khán giả đến gần hơn với thương hiệu của bạn, thể hiện cá tính của thương hiệu và quan trọng nhất là hỗ trợ các mục tiêu của bạn.

Nhưng điều gì giúp bạn làm tốt hơn?

Các doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi: Khán giả của bạn cảm thấy như thế nào sau khi họ xem nội dung của bạn? Điều gì thôi thúc họ tương tác với những nội dung đó? Tại sao họ cảm thấy như vậy?

Và làm thế nào bạn có thể tiếp tục phát triển nội dung mới nhưng vẫn thành công?

Bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi đó khi xem xét kỹ dữ liệu thống kê mạng xã hội của mình. Tuy nhiên, theo Sprout Social Index, chỉ 48% nhà tiếp thị đang sử dụng dữ liệu để tạo nội dung trên mạng xã hội.

Lập báo cáo tổng hợp dữ liệu theo các nền tảng mạng xã hội không chỉ giúp bạn kiểm tra mục tiêu của mình và xem quy trình đang hoạt động hiệu quả cũng như chưa hiệu quả ở chỗ nào. Ở cấp độ sâu hơn, phân tích và báo cáo dữ liệu giúp bạn tương tác với khán giả sâu sắc hơn và mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh.

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sáng  tạo nội dung marketing qua mạng xã hội và thúc đẩy chiến lược của bạn bằng cách sử dụng dữ liệu làm gốc.

1. Xác định một cách tương đối điều gì hiệu quả và điều gì không hiệu quả

Nội dung phải luôn phải đi cùng với một mục tiêu cụ thể. Nếu bạn tạo nội dung dựa trên một ý tưởng mà bạn thấy thú vị, điều đó có thể thu hút, nhưng liệu cuối cùng nó mang lại gì cho bạn? Nội dung đó rơi vào giai đoạn nào của phễu marketing?

Template phễu marketing

Phễu marketing

Cần xây dựng chiến lược nội dung của bạn đi kèm với các mục tiêu có thể đo lường được. Nếu không có những thứ đó, bạn sẽ không biết được mình cần nhìn vào đâu để xác định hiệu quả của chiến lược.

Xây dựng KPI và vạch ra phương hướng để đạt mục tiêu sẽ giúp bạn tạo nội dung hiệu quả hơn. Bằng cách đó, khi bạn báo cáo lại hiệu suất nội dung, bạn có thể thu thập dữ liệu cần thiết, hiểu điều gì đã xảy ra và lý do là gì.

2. Xác định các bài đăng hoạt động hiệu quả nhất của bạn

Nội dung hoạt động tốt nhất sẽ là cơ sở để bạn phát triển các nội dung khác. Bạn có thể tham khảo các công cụ phân tích như SO9. Các công cụ này hỗ trợ bạn xem dữ liệu hiệu suất theo từng bài đăng, sắp xếp theo KPI và xác định hiệu quả nội dung nào cần tạo thêm.

Giả sử bạn đang tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Bạn nên nhìn lại lần ra mắt sản phẩm gần đây nhất và hiệu suất nội dung mà bạn đã tạo trên mạng xã hội. Bạn có thể đánh giá nội dung đó dựa trên framework dưới đây:

Mục tiêu: Thúc đẩy chuyển đổi

KPI trên mạng xã hội: Số lần nhấp vào liên kết và tỷ lệ nhấp

Phân tích nội dung hoạt động tốt nhất:

  • Đánh giá các yếu tố thu hút khán giả và nội dung nào đang tạo ra kết quả tốt nhất (Dựa trên KPI đã xác định ở trên).
  • Lời kêu gọi hành động của bạn đã hiệu quả chưa? (Bạn sử dụng lời kêu gọi trực tiếp hay gián tiếp?)
  • Bạn đã sử dụng nội dung quảng cáo đi kèm nào và chúng có thể ảnh hưởng đến hành động chuyển đổi của khán giả như thế nào?
  • Bạn đã thử những định dạng nội dung mới hay đang gắn bó trung thành với phương pháp cũ?

Ít nhất, bạn cần trả lời được những câu hỏi ở trên và sáng tạo các phiên bản nội dung khác nhau, sau đó dựa vào dữ liệu để đưa ra quyết định về khung nội dung của mình.

3. Phân tích những nội dung đạt hiệu quả thấp

Đôi khi các thương hiệu chỉ chăm chăm nhìn vào những khía cạnh thành công mà quên chú ý đến những kiểu nội dung nào thu hút với khán giả của bạn. Cố chấp sử dụng những nội dung không mang lại nhiều giá trị cho người xem chắc chắn sẽ dẫn đất thất bại. Trên thực tế, 45% người tiêu dùng sẽ hủy theo dõi một thương hiệu do nội dung không liên quan.

Điều gì làm khách hàng bỏ theo dõi các thương hiệu?

Thông kê về các yếu tố khiến người tiêu dùng bỏ theo dõi một thương hiệu?

Nếu bạn muốn trở thành người thành công nhất trong lĩnh vực này, bạn phải thường xuyên kiểm tra những gì không hiệu quả và tìm ra lý do tại sao. Có phải tại CTA chưa đủ thuyết phục? Hay do nội dung không có tính mới hoặc không liên quan không? Khán giả của bạn đã xem nội dung đó trước đây chưa? Nền tảng bạn sử dụng có phải là nơi thích hợp cho kiểu nội dung này không?

Nếu bạn có một bài đăng trong tháng không đạt hiệu quả như bạn mong đợi, bạn cũng không nên vội vàng loại bỏ ngay nội dung đó hoàn toàn. Thay vào đó, hãy kiểm tra dữ liệu liên quan, giống như cách bạn làm đối với các bài đăng thành công.

Nếu như bạn sử dụng các công cụ hỗ trợ truyền thông mạng xã hội như SO9, bạn có thể đánh dấu các bài đăng của mình. Điều này có thể giúp bạn theo dõi các bài đăng và loại nội dung liên tục hoạt động kém hiệu quả. Sau đó, bạn có thể phân tích dữ liệu của nhóm đó để tìm ra những điểm chung dẫn đến hiệu suất thấp và xác định nội dung nào nên ngừng.

4. Luôn chú ý đến sự gắn bó và tình cảm

Các chỉ số tương tác không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã đạt được mục tiêu, nhưng chúng chỉ ra khá nhiều thông tin về khán giả của bạn và cách tạo nội dung trên mạng xã hội hiệu quả. Theo báo cáo thống kê, người tiêu dùng thương trung thành với những thương hiệu biết cách thu hút khán giả trên mạng xã hội. Nhưng cụ thể hơn, tình cảm và cảm xúc mới là thứ thúc đẩy sự đồng cảm của họ với nội dung của bạn.

“Mạng xã hội là một công cụ thực sự quan trọng đối với tổ chức của chúng tôi và SO9 đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về khán giả của chúng tôi là ai và họ đang tìm kiếm điều gì ở chúng tôi. Việc có thể xuất bản nội dung theo  đúng thời điểm và nắm được lý do khán giả tương tác với nội dung đã cải thiện chỉ số tương tác của chúng tôi.” Huy Cường, CEO của nền tảng luyện thi tiếng Anh hàng đầu Việt Nam chia sẻ.

 “Trên một số nền tảng, như Facebook và Linkedin, mọi người có thể tương tác bằng nhiều cách khác nhau hơn là chỉ một nút like cơ bản, điều này có thể giúp bạn biết rõ hơn về cách thức và lý do tại sao một bài đăng tạo được tiếng vang. Bạn cũng nên kiểm tra phần bình luận vì ở đó có nhiều khán giả sẵn sàng chia sẻ lý do vì sao họ lại thích nội dung của bạn.”

Tạo nội dung đồng cảm với người tiêu dùng

Tỷ lệ tương tác thể hiện mức độ phù hợp của nội dung và theo dõi phản hồi của khán giả với nội dung của bạn. Nếu bạn có lượng khán giả nhỏ thì mức độ phù hợp lại càng quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu và mối quan hệ với khách hàng.

5. Lấy cảm hứng từ những dữ liệu trên Google Analytics

Khảo sát cho thấy 52% marketer trên mạng xã hội coi tăng lưu lượng truy cập web là mục tiêu hàng đầu của họ. Các nhấp chuột vào liên kết là một dấu hiệu tốt cho thấy nội dung của bạn đang thu hút lưu lượng truy cập, nhưng Google Analytics có thể giúp bạn tìm hiểu sâu hơn và tạo cảm hứng để bạn sáng tạo những nội dung mới.

Với GA, bạn có thể thấy bảng phân tích về số lần xem trang, lưu lượng truy cập thông qua giới thiệu, tỷ lệ chuyển đổi, giá trị trang và hơn thế nữa. Nếu có những chủ đề có giá trị cao mà bạn chưa khai thác, hãy sử dụng những gì bạn biết về khán giả của mình và loại nội dung mà họ tương tác để phát triển các bài đăng trên mạng xã hội xung quanh chủ đề đó.

Bạn nên phối hợp cùng với các đồng nghiệp chuyên về mảng khác trong phòng marketing của bạn để xác định các trang web, nội dung blog, webinar và nội dung sáng tạo dùng để quảng cáo. Sau đó, khi bạn đã sẵn sàng xuất bản nội dung của mình, hãy thêm theo dõi UTM vào mọi URL bạn chia sẻ. Bằng cách đó, bạn có thể theo dõi kết quả trong GA, báo cáo lại cho các bên liên quan khác và tinh chỉnh nội dung của mình nếu cần.

6. Lấy insight từ những cuộc trò chuyện liên quan đến thương hiệu của bạn

Khi sáng tạo ý tưởng nội dung, không nên chỉ chăm chăm vào sử dụng những kỹ thuật tốt nhất. Bạn nên xem xét các dữ liệu thu được từ việc lắng nghe xã hội. Lắng nghe trên mạng xã hội có thể giúp bạn tìm ra các xu hướng và chủ đề phù hợp đang tạo được hiệu ứng tốt với khán giả mục tiêu của bạn ở thời điểm hiện tại.

“Các tính năng Lắng nghe và Báo cáo của SO9 đã cho phép chúng tôi tìm hiểu nội dung và chủ đề của mình một cách chi tiết hơn nhiều so với trước đây, giúp chúng tôi xác định các hashtag thịnh hành, những người có ảnh hưởng, xu hướng mới và các chỉ số một cách toàn diện.” Huy Cường, Founder - CEO của nền tảng luyện thi IELTs hàng đầu Việt Nam nói.

Giả sử bạn đang muốn tập trung vào Chủ đề xoay quanh sức khỏe thương hiệu và bạn nhận thấy rằng chủ đề này đang nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội trong vài tháng qua. Bạn có thể lọc những phản hồi tích cực để xây dựng thông điệp thúc đẩy sự quan tâm và điều tra xem điều gì khiến mọi người thích thú. Sau đó, sử dụng thông tin bạn thu thập được từ các cuộc trò chuyện để xây dựng nội dung của mình.

Hoặc, sau khi quan sát và lắng nghe, bạn nhận thấy rằng có những câu hỏi được mọi người đặt ra lặp đi lặp lại và một số quan niệm sai lầm về các loại sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp. Nếu vậy, bạn nên tập trung vào các nội dung nhằm giải đáp thắc mắc của khán giả và xóa đi những định kiến không đúng về thương hiệu của bạn.

7. Theo dõi dữ liệu của đối thủ

Để nổi bật so với đối thủ cạnh tranh, trước tiên bạn phải hiểu họ và biết cách làm cho mình nổi bật hơn. Lắng nghe là chìa khóa giúp bạn thành công.

Lắng nghe khán giả, bạn sẽ biết được họ thích kiểu nội dung nào, tìm ra điểm khó khăn của khách hàng và khám phá các cơ hội mới để tạo sự khác biệt cho nội dung và thương hiệu của bạn.

Kết luận: Kết nối với khán giả và luôn linh hoạt

Thị hiếu của khán giả luôn thay đổi. Các thương hiệu cần dựa vào nó để thích ứng. Nhưng nếu bạn luôn kết nối với khán giả của mình và tiếp tục theo dõi dữ liệu mạng xã hội, bạn có thể liên tục tìm ra những chiến lược mới thành công hơn.

Powered by Froala Editor

Các bài viết cùng chủ đề

Chuyên mục