Outbound marketing là gì? Marketers cần lưu ý gì khi triển khai

Vũ Khánh

9.3.2024

Outbound marketing là hoạt động marketing đã quá quen thuộc với các doanh nghiệp từ lâu. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn outbound marketing là gì, nó có điểm gì khác với inbound marketing và các marketer cần lưu ý gì triển khai chiến lược outbound marketing của doanh nghiệp mình. 


1. Outbound marketing là gì?

Outbound marketing được hiểu là các hoạt động tiếp thị được sắp xếp vào giữa các hoạt động khác của người xem. Mục đích của cách sắp xếp này là để thu hút sự chú ý của khán giả, khiến khách hàng tò mò và tập trung hơn vào sản phẩm được quảng cáo. Với phương pháp này, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng thông qua các quảng cáo. Một ví dụ đơn giản về outbound marketing là những quảng cáo xuất hiện xen giữa tập phim truyền hình mà ta xem trên tivi.

Outbound marketing là một phương pháp marketing truyền thống, đã được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Ở đây, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận tới khách hàng một cách đại trà, nhắm vào số đông chứ không thiên về cá nhân hóa. Outbound marketing thường xuất hiện ở các kênh như: 

  • Biển quảng cáo lớn billboards đặt ở các tòa nhà, đường phố.
  • Cold Calling: các cuộc gọi tiếp thị bán hàng.
  • Tờ rơi quảng cáo.
  • Trên truyền hình, radio.
  • Email marketing.

Với outbound marketing, nó tập trung nhiều hơn về số lượng tiếp cận thay vì chất lượng. Khi sử dụng cách thức này, doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp.

Inbound marketing và Outbound marketingInbound marketing và Outbound marketing

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, marketing truyền thống nói chung và outbound marketing nói riêng đã thể hiện một số nhược điểm chính như sau:

  • Khó theo dõi tỉ lệ ROI
  • Sự phát triển của công nghệ làm cho các hình thức marketing truyền thống kém hiệu quả đi
  • Khoản đầu tư lớn

Mặc dù vậy, outbound marketing vẫn là một trong những hình thức tiếp thị phổ biến nhất hiện nay.


2. Một số khái niệm về outbound marketing

  • Outbound Logistics

Outbound Logistics là chuỗi các hoạt động về cung ứng và phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng thuộc hoạt động Outbound marketing. Các thành phần trong chuỗi sẽ bao gồm nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng, xuất khẩu…

Mục tiêu của Outbound Logistics là giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp trong khâu vận chuyển, kho bãi. Để cung ứng được hàng hóa với giá cả cạnh tranh nhất, doanh nghiệp cần đầu tư tối ưu hóa Outbound Logistics.

Outbound Logistics - Outbound marketingOutbound Logistics - Outbound marketing

  • Outbound Call

Một trong những hình thức outbound marketing phổ biến nhất là cold call, gọi điện cho khách  hàng. Khác với Inbound call là những cuộc gọi mà khách hàng gọi đến để tìm sự trợ giúp hoặc nhờ tư vấn, khiếu nại, outbound call chỉ những cuộc gọi từ doanh nghiệp đến khách hàng. Nội dung của outbound call có thể là để giới thiệu sản phẩm, những cập nhật, ưu đãi mới hoặc gia hạn sản phẩm, dịch vụ. Đôi khi những cuộc gọi như vậy không được khách hàng chào đón nếu như thời gian gọi không hợp lý hay nội dung không có giá trị. Vậy nên, các thương hiệu phải rất chú ý khi sử dụng outbound call để tránh tạo ấn tượng xấu với khách hàng.

Outbound call - Outbound marketingOutbound call - Outbound marketing

  • Outbound Sales

Outbound Sales được hiểu là việc doanh nghiệp chủ động tiếp cận với khách hàng theo nhiều cách khác nhau như điện thoại, email,... với mục đích quảng cáo sản phẩm. Vì doanh nghiệp chủ động kết nối với khách hàng xa lạ, điều này đòi hỏi một chiến lược cụ thể để thuyết phục được khách hàng. 


  • Quảng cáo trên truyền hình

Trước đây khi mà mạng internet chưa xuất hiện mang đến những thú vui mới cho con người thì ti vi có thể được coi như là phương tiện giải trí và cập nhật tin tức duy nhất của các gia đình. Vậy nên khi đó, quảng cáo trên ti vi gần như là lựa chọn duy nhất để khán giả truyền tải qua thông điệp. Tuy nhiên chi phí cho những quảng cáo ngắn ngủi trên ti vi thường rất lớn và phụ thuộc vào từng kênh sóng, khung giờ, chương trình trình chiếu,.. Để đặt quảng cáo trên các kênh sóng ăn khách như VTV3, HTV7, VTC1,.. sẽ có chi phí rất cao. Đặc biệt là vào những khung giờ vàng hoặc đi kèm với các chương trình có lượng người xem lớn, chi phí cho quảng cáo lại càng cao hơn.

Ưu điểm của quảng cáo trên truyền hình nằm ở mức độ tiếp cận của nó. Nó có thể bao phủ trên diện rộng, tiếp cận khách hàng đại trà, giúp định vị thương hiệu tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, đây lại là hình thức tiếp thị tốn kém nhất và yêu cầu tiềm lực tài chính lớn với các doanh nghiệp. Một bất lợi khác của quảng cáo truyền hình là đôi khi nó sẽ gây sự khó chịu với người xem khi xen ngang vào chương trình mà họ yêu thích. Ví dụ như khi đang theo dõi một chương trình nào đó mà bị cắt ngang bởi quảng cáo, người xem có thể sẽ cảm thấy rất khó chịu, thậm chí chuyển kênh. Điều này lâu dài có thể làm mất đi thiện cảm của người tiêu dùng với sản phẩm.

Quảng cáo truyền hình - Outbound marketingQuảng cáo truyền hình - Outbound marketing

  • Email marketing 

Không giống như quảng cáo trên TV, email marketing là hình thức tiếp thị có tính chọn lọc và dễ dàng đo lường hơn. 

>>> Xem thêm: Email marketing là gì? Cách quản lý và đo lường email marketing hiệu quả


Ưu điểm lớn nhất của email marketing là về chi phí. So với quảng cáo truyền hình, email marketing gần như không mất chi phí gì đáng kể. Hơn nữa, tệp đối tượng của email marketing cũng tiềm năng hơn, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, nếu email marketing không được sử dụng hiệu quả có thể gây cảm xúc tiêu cực cho người tiêu dùng về sản phẩm khi họ nhận quá nhiều email từ một thương hiệu. Thêm nữa là không phải ai cũng có thói quen check mail thường xuyên. Vậy nên lượng tiếp cận của email marketing vẫn còn hạn chế.

Cho đến nay, Google đã và đang không ngừng cải tiến tính năng bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng. Vậy nên, người dùng hoàn toàn có quyền thiết lập chế độ tự động xóa thư rác.

Outbound marketing email template mà bạn sử dụng đôi khi còn bị xếp vào mục thư rác không hiển thị trong hộp thư của người dùng, vì chứa những dấu hiệu spam.


3. So sánh outbound marketing và inbound marketing

Outbound marketing và inbound marketing là hai khái niệm hay đi đôi với nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khác biệt cơ bản nhất của 2 hình thức tiếp thị này.

3.1. Giao tiếp một chiều và Giao tiếp đa chiều

Outbound marketing là phương thức tiếp thị mang tính một chiều khi chủ yếu các doanh nghiệp tìm cách tiếp cận đến khán giả thông qua quảng cáo. Hiện nay với sự xuất hiện của các nền tảng kỹ thuật số, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để truyền tải thông điệp của mình hay và thu hút hơn.

Trong khi đó, Inbound marketing tập trung vào giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Sự tương tác này bắt nguồn từ những tìm hiểu về chân dung khách hàng và những pain point của họ, bạn sẽ tạo ra những chiến dịch tiếp thị để khuyến khích người tiêu dùng tìm hiểu sản phẩm của mình.


3.2. Sản phẩm và Khách hàng - Outbound marketing

Với outbound marketing, doanh nghiệp nhấn mạnh vào những thông điệp về sản phẩm. Điều này có thể thấy dễ dàng ở các biển quảng cáo dù trực tiếp hay trực tuyến đều đi thẳng trực diện vào sản phẩm.

Ngược lại inbound marketing đề ra chiến lược chú trọng nhiều đến nhu cầu của những khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ tìm hiểu những điều mà khách hàng băn khoăn thắc mắc và giúp họ trả lời những câu hỏi đó. Những nội dung này chủ yếu bắt đầu từ câu hỏi ‘làm thế nào để…’

Sản phẩm outbound marketing

3.3. Khả năng đo lường – Khó và dễ

Các chiến dịch outbound thường rất tốn kém nhưng khó có thể đo lường được hiệu quả mang lại. Điều này dễ hiểu bởi lẽ không thể biết được bao nhiêu người mua sản phẩm của bạn sau khi xem quảng cáo trên ti vi.

Với Inbound marketing, để đo lường hiệu quả, bạn sẽ cần lựa chọn những hệ thống CRM phù hợp với mô hình doanh nghiệp. Thiếu những phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng, inbound marketing sẽ mất đi ‘ma thuật’ của mình!

3.4 Khơi dậy nhu cầu mua và Xây dựng niềm tin

Mục đích cuối cùng của các chiến dịch outbound marketing là để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm. Ngược lại, inbound marketing lại muốn hướng đến xây dựng một cầu nối quan trọng giữa hai bên doanh nghiệp và khách hàng.


4. Tại sao doanh nghiệp chuyển từ outbound marketing sang inbound marketing?

Ngày nay, mọi người thường có xu hướng chuyển dần từ inbound marketing sang inbound marketing bởi vì chi phí và từ phía khách hàng. Người tiêu dùng ngày nay có nhiều điều kiện để tìm hiểu thông tin hơn nên họ sẽ dành thời gian để lựa chọn ra phương án tốt nhất cho bản thân mình. Người tiêu dùng thông thái sẽ không chỉ nghe thông tin một chiều từ doanh nghiệp mà sẽ tự mình xác thực lại thông tin. Đó chính là lý do tại sao outbound marketing dần mất đi chỗ đứng trong thị trường marketing hiện đại.

Outbound Marketing là Gì? so sánh Giữa Outbound và Inbound Marketing

So với outbound marketing, inbound marketing có những ưu điểm sau:

  • Dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của khách hàng và sự phát triển của công nghệ

Trong Outbound Marketing, các doanh nghiệp đi tìm kiếm khách hàng và đưa thông tin cho họ.

Còn với Inbound Marketing, doanh nghiệp sẽ tạo ra những nội dung và khán giả sẽ tìm thấy doanh nghiệp qua những nội dung đó. Khán giả có thể tìm kiếm thông tin qua trang blog, mạng xã hội…


  • Tối ưu chi phí Marketing khi áp dụng Inbound Marketing

Marketing luôn là hoạt động quan trọng và được các doanh nghiệp đặt quan tâm hàng đầu vậy nên ngân sách dành cho nó thường chiếm một phần đáng kể trong chi phí vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, chắc chắn ai cũng muốn những đầu tư của mình mang lại hiệu quả.

Với Inbound Marketing, doanh nghiệp có thể tự lập website, fanpage, blog để tiếp cận khách hàng. Các doanh nghiệp có thể tham khảo thêm một vài công cụ hỗ trợ để việc vận hành được hiệu quả và tiết kiệm công sức hơn. Nhưng nhìn chung chi phí cho inbound marketing chỉ bằng một nửa của outbound marketing.

Tối ưu chi phí Outbound marketingTối ưu chi phí Outbound marketing

  • Tránh sự tác động của công cụ bảo vệ quyền riêng tư

Đôi khi việc sử dụng các công cụ outbound marketing sẽ mang lại sự phiền toái cho người dùng. Họ sẽ đánh dấu những nội dung của bạn là spam hay chuyển kênh khi quảng cáo của bạn xuất hiện. Điều này sẽ làm hình ảnh của bạn trong mắt người tiêu dùng xấu đi. Không dừng lại ở đó, ngày nay các công cụ như gmail cũng có các tính năng bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng. Do đó, có thể những thông điệp mà bạn truyền đi có thể bị lọc và không tới được tay khách hàng. Với Inbound marketing, khách hàng sẽ tự tìm đến doanh nghiệp qua các kênh truyền thông. Nhờ đó, các marketer sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.


Với những ưu điểm trên, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn inbound marketing để tăng hiệu quả và giảm chi phí.

Outbound Marketing là Gì? so sánh Giữa Outbound và Inbound Marketing


5. Lưu ý khi triển khai chiến lược outbound marketing

5.1 Không dựa vào một Kênh

Vì Outbound Marketing rất khó để xác định được kênh nào là hiệu quả nhất, vậy nên việc dồn vào một kênh có thể sẽ mất rất nhiều công sức nhưng lại không có kết quả gì. Các doanh nghiệp có thể cân nhắc các kênh như: chạy quảng cáo, gọi chào hàng hay đăng tin quảng cáo vẫn phát huy tác dụng.

5.2 Tiếp cận khách hàng từ cả hai phía

Các thương hiệu nên kết hợp cả inbound và outbound marketing trong hoạt động của mình. Nếu doanh nghiệp chỉ áp dụng Outbound, thường nguồn khách hàng tăng đột biến trong thời gian ngắn nhưng lại khó để duy trì. Còn nếu chỉ sử dụng Inbound Marketing, bạn sẽ phải chờ đợi khách hàng tìm đến mình và có thể sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu.

Lưu ý khi triển khai Outbound marketingLưu ý khi triển khai Outbound marketing

5.3 Cải thiện toàn bộ phễu hành trình khách hàng (Marketing Funnel)

Để tiến tới bước chuyển đổi, khách hàng sẽ phải trải qua một hành trình tương đối dài, qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên, bạn cần thu hút sự chú ý của họ, sau đó khơi dậy niềm yêu thích, nhu cầu và cuối cùng là khuyến khích chuyển đổi. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có một kế hoạch chi tiết và luôn cải tiến.

Lưu ý cải thiện phiễu khách hàng khi triển khai Outbound marketingLưu ý cải thiện phiễu khách hàng khi triển khai Outbound marketing

5.4. Luôn đo lường

Mặc dù điều này là một nhiệm vụ khó khăn với outbound marketing nhưng việc đo lường là rất cần thiết. Bởi lẽ, nó giúp cho các doanh nghiệp nhìn được hiệu quả của các hoạt động đã làm và lên kế hoạch cải thiện trong tương lai.


5.5. Đặt KPI đúng

Để đo lường hiệu quả, chắc chắn các doanh nghiệp cần chỉ ra những KPI đúng để làm tiêu chuẩn đánh giá. Tùy vào hoạt động và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà mỗi bên sẽ lựa chọn cho mình tiêu chí phù hợp nhất.


Outbound marketing là hoạt động marketing truyền thống đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay mức độ phổ biến của nó vẫn không hề giảm đi. Bài viết đã giới thiệu về outbound marketing là gì và những điều cần biết. Theo dõi SO9.VN để cùng học tập và chia sẻ nhiều góc nhìn kiến thức về các công cụ marketing trên mạng xã hội nhé!

Powered by Froala Editor

Các bài viết cùng chủ đề

Chuyên mục

Công cụ nuôi kênh

SO9 SOCIALQuản lý đa nền tảng Mạng xã hội
9ReupReup nội dung đa nền tảng
9RechatRemarketing miễn phí
9DownloaderTải video Full HD từ nền tảng MXH

Cộng đồng Xây kênh

Nghiện Xây Kênh