9.3.2024
Quản lý nhân sự không còn là một khái niệm xa lạ đối với mọi doanh nghiệp. Bộ phận quản lý nhân sự được coi là “linh hồn” của cả một doanh nghiệp, chăm lo cho bộ máy nhân sự, đồng thời nuôi dưỡng văn hóa công ty. Cùng SO9 đọc và tìm hiểu những đặc điểm, vai trò chức năng cũng như kỹ năng của người quản lý nhân sự trong một doanh nghiệp sẽ ra sao nhé!
Mỗi hình thái kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển đều gắn với một phương thức sản xuất nhất định. Điều này dẫn đến xu hướng quản trị ngày càng phức tạp, đi lên cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Cho đến thời đại nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, các doanh nghiệp dựa vào tài sản lớn nhất của mình, không gì khác chính là “nguồn nhân lực”.
Quản lý nhân sự giúp tìm kiếm, phát triển và đào tạo duy trì đội ngũ nhân viên quản lý chất lượng - những người góp phần trực tiếp vào sự thành công của công ty. Một trong những yêu cầu chính của quản trị nhân lực là tìm đúng người, đúng số lượng vào đúng thời điểm thỏa mãn các điều kiện của cả doanh nghiệp.
Vậy, nhìn chung, quản lý nhân sự (hay còn được gọi với một số cụm từ khác như quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực,...) là vị trí quản lý con người, đội ngũ nhân sự tại các công ty, doanh nghiệp nhằm giúp các hoạt động trong tổ chức được vận hành thuận lợi và mang đến hiệu quả cao.
Quản lý nhân sự có chức năng và vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Cùng SO9 điểm ra một số chức năng và vai trò chính của người phụ trách quản trị nhân sự một doanh nghiệp.
Đối với bất cứ bộ máy của doanh nghiệp nào thì bộ phận nhân sự đều sẽ đóng vai trò nòng cốt. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự đồng thời vẫn đảm bảo chính sách cũng như quy định của Nhà nước về nguồn nhân lực, nhà quản trị cần đề ra những chính sách liên quan. Ngoài ra, người quản lý nhân sự cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết những vấn đề xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp, giữa con người với con người để giữ vững mục tiêu hoạt động cũng như văn hóa công ty.
Tuyển mộ là đăng những thông tin tuyển dụng nhân sự của công ty lên các kênh truyền thông, kênh thông tin tuyển dụng, báo chí,... nhằm mục đích thu hút ứng viên. Tuyển dụng bao gồm các công việc như lọc CV ứng viên, tiếp nhận, phỏng vấn và lựa chọn nhân sự cho công ty. Hai công việc này không thể thiếu đối với một người phụ trách quản lý nhân sự.
Người quản lý nhân sự của một doanh nghiệp cần thực hiện kế hoạch tuyển dụng bài bản nhằm thu hút và tuyển dụng được các ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Nhà quản lý là người lên kế hoạch tuyển dụng và gửi đến nhân viên cấp dưới là các HR phụ trách trực tiếp triển khai. Các ứng viên tham gia tuyển dụng vào doanh nghiệp thì cần đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp đó đưa ra.
Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực là một trong những chức năng chính của người quản lý nhân sự. Thông qua các khóa đào tạo về chuyên môn, kỹ năng, phần mềm,… mà bộ phận nhân sự đưa ra, đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất và năng suất làm việc, từ đó nâng cao năng lực và trình độ của bản thân. Người quản lý nhân sự sẽ phụ trách lên kế hoạch và triển khai các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, lập kế hoạch cụ thể về ngân sách, thời điểm, thời gian và số lượng, đối tượng nhân sự sẽ tham gia vào việc đào tạo, huấn luyện nhân sự.
Đây là nhiệm vụ thường nhật của một nhà quản lý nhân sự: cố vấn cho phòng ban, bộ phận khác trong doanh nghiệp về các vấn đề nhân sự như nhân viên nghỉ việc, bổ sung nhân sự, các chế độ lương thưởng,… để đảm bảo bộ máy hoạt động của doanh nghiệp luôn được diễn ra một cách suôn sẻ.
Vai trò chính của quản lý nhân sự là gắn liền với những hoạt động của nhân sự trong doanh nghiệp. Hay nói cách khác, người quản lý nhân sự sẽ có trách nhiệm kiểm tra và giám sát hoạt động của các bộ phận khác, theo dõi việc thực hiện các chính sách của công ty, chương trình đào tạo nhân sự hay là việc có tuân thủ văn hóa doanh nghiệp hay không. Từ đó, người quản trị nhân sự sẽ đánh giá được nhân viên ưu tú, thế mạnh và điểm yếu của nhân sự, từ đó đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của công ty.
Bên cạnh đó, người quản trị nhân sự cũng đảm nhận nhiệm vụ thống kê đo lường, phân tích, đánh giá năng lực làm việc của nhân sự, từ đó đưa ra những giải pháp để phát huy được tối đa năng lực làm việc của nhân viên, đồng thời không ngừng thúc đẩy các bộ phận khác quản trị nhân sự hiệu quả hơn.
Việc theo dõi việc chấm công hằng ngày của nhân viên cũng là một vai trò vô cùng quan trọng của công việc quản lý nhân sự.
Mặc dù với công nghệ hiện đại với sự hỗ trợ của các phần mềm quản trị nhân sự, doanh nghiệp sẽ không cần phải ghi chép lại từng ngày công của nhân viên một cách thủ công như trước, nhưng vẫn không thể phủ nhận được vai trò của một nhà quản trị nhân sự trong việc này, bởi doanh nghiệp vẫn cần phải giám sát việc đi muộn, số ngày nghỉ của nhân viên để cho việc thống kê và đánh giá chuyên cần, tổng hợp tính lương cho nhân viên sau này.
Yếu tố văn hóa là điều đã được nhắc đến rất nhiều trong quá trình xây dựng quy trình của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa cũng khó có thể đứng vững được. Cốt lõi văn hóa là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Đối với người quản lý nhân sự, văn hóa doanh nghiệp tiếp tục được nhắc đến như một vai trò không thể thiếu.
Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý nhân sự là vị trí công việc vô cùng quan trọng và cần những kỹ năng quản lý thực sự hiệu quả. Vậy làm thế nào để trở thành quản lý nhân sự chuyên nghiệp?
>>> Xem thêm: Top 8 kỹ năng quản trị nhân sự mà người lãnh đạo nào cũng cần biết
Kỹ năng chuyên môn: Đây là kỹ năng tất yếu để có thể quản lý nhân sự của công ty hiệu quả. Kỹ năng chuyên môn đối với người làm việc trong ngành quản trị nhân sự đó là kỹ năng quản trị, hoạch định chính sách về nhân sự, dự báo nhu cầu nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, cùng với kỹ năng nắm bắt tâm lý, nắm bắt thông tin nhanh, hiểu biết đa ngành,... Đó là một số kỹ năng mà bạn cần nắm và phát triển nếu muốn theo đuổi lâu dài ngành nghề này.
Kỹ năng giao tiếp với nhân viên: Thay vì nóng giận mà buông lời không hay, người quản lý nhân sự rất cần dành thời gian trò chuyện để học cách giao tiếp với nhân viên. Có thể, người quản lý sẽ biết được nhiều góc nhìn hơn thông qua nhân viên của mình, từ đó họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và thực tế hơn với đội ngũ nhân sự của mình. Hơn nữa, nếu nhân viên cảm thấy cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi làm việc với người quản lý và đưa ra ý kiến, được tham gia vào việc phát triển chung thì họ sẽ tích cực hơn vì ý kiến của mình được ghi nhận, và chủ động cống hiến hết mình cho công ty.
Kỹ năng nhận diện và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự: Để trở thành một người quản lý nhân sự giỏi, bạn cần quan sát quá trình làm việc của nhân viên để biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng người và hỏi han, quan tâm tới họ, cho họ có cơ hội trải lòng những khó khăn, khúc mắc trong công việc và kể cả việc gia đình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thiết lập những giới hạn và duy trì một môi trường làm việc ôn hòa. Nếu không có đủ khả năng để trực tiếp giải quyết vấn đề, bạn có thể cân nhắc về việc thuê một chuyên gia huấn luyện để giúp bạn giải quyết những những xung đột này.
Khả năng đọc vị người đối diện: Ngoài lời nói thì hành vi cũng thể hiện tính cách của một con người, đó gọi là ngôn ngữ cơ thể. Người nhân sự cần khám phá ra những đặc điểm đó để đánh giá toàn diện hơn về ứng viên mình đang phỏng vấn, cũng như khi làm việc với đồng nghiệp và các sếp trong công ty. Điều này cũng giúp bạn hiểu những người làm việc chung với mình hơn để biết cách cư xử phù hợp với nhau trong công việc.
>> Trên đây là toàn bộ những thông tin về quản lý nhân sự bao gồm định nghĩa, vai trò chức năng cùng những kỹ năng cần có thể làm tốt công việc này. Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về nghề quản lý nhân sự và rút ra cho mình những kiến thức cần thiết để phát triển đúng hướng. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về các lĩnh vực cần thiết để quản lý doanh nghiệp, truy cập ngay trang web SO9.VN ngay bây giờ bạn nhé!
Powered by Froala Editor
Khi là khách hàng của
SẢN PHẨM 9REUP
Dẫn nguồn đăng lại với 1 Click chuộtSẢN PHẨM SO9 HUB
Quản lý tương tác tập trungSẢN PHẨM 9RECHAT
Phần mềm Remarketing cho FanpageSỐ9.VN CHÚNG TÔI LÀM GÌ ?
Chúng tôi là đối tác chính thức được cấp phép từ các nền tảng: Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram, Pinterest, Google My Business, Zalo, X.
Để làm được điều này đội ngũ chúng tôi đã phải trải qua quá trình minh chứng, kiểm duyệt rất gắt gao từ kiểm soát viên của các nền tảng. Đó là lý do tại sao khách hàng luôn yên tâm tuyệt đối về Chất lượng & Độ an toàn khi đến với SỐ9.vn
Kết nối chúng tôi quaZalo
Xem thêm các chia sẻ ởYoutube Channel
Hoặc tham giaFacebook
Gói Pro Gói Business
SỐ LƯỢNG SỬ DỤNG
0
Nội dung được phân phối0
Lượt tiếp cận0
Số kênh được kết nốiFAQ
CHÚNG TÔI CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO BẠN
Tôi quan tâm đến mức độ bảo mật của SO9
Chúng tôi là đối tác chính thức được cấp phép từ các nền tảng: Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram, Pinterest, Google My Business, Zalo, X. Để làm được điều này đội ngũ chúng tôi đã phải trải qua quá trình minh chứng, kiểm duyệt rất gắt gao từ kiểm soát viên của các nền tảng. Đó là lý do tại sao khách hàng luôn yên tâm tuyệt đối về Chất lượng & Độ an toàn khi đến với SỐ9.vn. Toàn bộ các kênh khi bạn kết nối vào ứng dụng đều trải qua bước cấp quyền trực tiếp trên nền tảng, điều này giúp bạn kiểm soát được các quyền cấp cho SỐ9.vn cũng như toàn quyền kiểm soát chúng.
Tôi chưa biết gì về phát triển kinh doanh qua Mạng xã hội, làm sao để tìm hiểu?
Bạn hãy tham khảo Bí kíp chinh phục Mạng xã hội mà SỐ9.vn cung cấp, sau đó thực hành. Bạn có thể đặt lịch để đội ngũ chúng tôi review 1 lần sau khi bạn thực hiện được 1 tháng các bước đã hướng dẫn đó
Sao kênh của tôi không được đề xuất, view lẹt đẹt??
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến kênh của bạn: 1- Tài nguyên, 2- Nội dung, 3- Phần mềm. SỐ9.vn là đối tác chính thức của nền tảng nên sẽ đảm bảo không làm ảnh hưởng đến view của bạn, do đó bạn hãy kiểm tra thật kỹ tài nguyên và nội dung của mình
Bạn khác gì với các phần mềm giả lập như Fplus, MKT, Ninja,...?
Giả lập là thay vì bạn làm thì sẽ có bot thực hiện trên máy tính giúp bạn theo tác trên hàng trăm cửa sổ trình duyệt khác nhau, để dùng phần mềm này bạn phải cung cấp tài khoản, mật khẩu hoặc cookie. Điều đặc biệt, các nền tảng "rất ghét" các con bot này và luôn tìm cách tiêu diệt, do đó nếu bạn không thành thạo thì sẽ rủi ro rất lớn cho tài nguyên của bạn. SỐ9.vn là một ứng dụng khác hoàn toàn, chúng tôi không có quá nhiều các tính năng như các phần mềm giả lập - tuy nhiên toàn bộ tính năng của chúng tôi được duyệt và được nền tảng cho phép quản lý chính thức. Do vậy, các yếu tố rủi ro về tài nguyên, rủi ro về an toàn bảo mật sẽ không bao giờ tồn tại trên SỐ9.vn
SỐ9 đang phân phối
Liên tục cập nhật...0
Nội dung được phân phối0
Lượt tiếp cận0
Số kênh được kết nối