9.3.2024
Customer journey map là gì? Khái niệm này chính là một công cụ được sử dụng nhiều trong sales và marketing. Đây là một công cụ hữu hiệu cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đó mang về lợi nhuận cao hơn. Vậy customer journey map là gì? Bài viết này sẽ chỉ ra khái niệm customer journey map và cách vẽ một bản đồ hoàn chỉnh qua ví dụ về hành trình trải nghiệm của một khách hàng ở IKEA.
Bản đồ hành trình khách hàng - customer journey map là cách thể hiện trực quan các điểm tiếp xúc giữa khách hàng và một thương hiệu. Các doanh nghiệp thường coi việc tạo bản đồ hành trình khách hàng như một bài tập nội bộ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Có nhiều cách thể hiện khác nhau như một sơ đồ, dòng thời gian, bảng hoặc thậm chí trên các ghi chú dán. Tuy nhiên, dù ở loại nào thì trên bản đồ cũng thể hiện các pain points (điểm đau của khách hàng) hoặc điểm tiếp xúc mà bạn vô hình và hữu hình. Một customer journey map thông thường sẽ bao gồm các giai đoạn mua hàng (và các điểm tiếp xúc hỗ trợ) mà khách hàng sẽ trải qua.
>> Xem thêm: Pain point là gì? 7 loại pain point đặc trưng của khách hàng.
Các bản đồ hành trình khách hàng thường bao gồm các chi tiết sau: Các hành động mà khách hàng thực hiện, cảm xúc có thể có của họ, các phòng ban trong doanh nghiệp trực tiếp liên quan tới các điểm tiếp xúc, những điều doanh nghiệp có thể làm để giúp khách hàng, và giải pháp cho các pain points của họ,...
Customer journey map là gì?
>> Xem thêm: Customer journey map là gì và nó giúp gì cho doanh nghiệp
IKEA là một tập đoàn đa quốc gia chuyên thiết kế và bán đồ nội thất lắp ráp sẵn, thiết bị nhà bếp và phụ kiện gia đình, cùng các hàng hóa và dịch vụ gia đình khác.
IKEA - doanh nghiệp triển khai customer jourrney map thành công
Nếu như bạn chưa tới cửa hàng của IKEA bao giờ, hãy thử tưởng tượng một bức tranh về trải nghiệm ở cửa hàng IKEA với sự hướng dẫn của người bạn Sally nhé.
Khi bước vào cửa hàng, Sally được đón tiếp nồng hậu bởi các nhân viên cửa hàng và được phát một chiếc túi mua sắm màu xanh đặc trưng của IKEA. Và hành trình trải nghiệm của cô ấy chính thức bắt đầu.
Sally đang có ý định mua một vài món đồ của IKEA. Tuy nhiên, trước khi mua bất cứ món hàng nào, cô ấy phải đi qua rất nhiều các showroom. Các showroom này đóng vai trò như catalog đồ nội thất nhưng không chỉ dừng lại ở hình ảnh mà người xem hoàn toàn có thể trải nghiệm được. Sau khi xem hết vô số mòn đồ ở showroom, Sally cuối cùng đã đến khu vực nhà kho để lấy vật dụng mà cô ấy muốn. Vậy là Sally kết thúc hành trình của mình với một túi chứa đầy những món đồ mà thậm chí có cả những thứ cô ấy không cần đến. Một giờ trước, cô ấy chỉ định mua một cái bàn!
Câu chuyện của Sally cũng là tình huống điển hình cho rất nhiều người tới mua sắm ở IKEA. Cửa hàng đã chủ ý bố trí theo cách để Sally có thể đi tham quan một vòng trước khi rời đi. Cách bố trí này khiến Sally tiếp xúc với nhiều hàng hóa hơn và sau đó nhân viên sẽ tiếp cận để chào hàng cho Sally mua thêm những món đồ khác.
Vậy các doanh nghiệp khác có thể học được gì từ IKEA? - Hành trình của khách hàng là một điểm sáng chúng ta cần học hỏi.
Không giống như phễu bán hàng, bản đồ hành trình khách hàng không phải là một đường thẳng.
>> Xem thêm: Mô hình AIDA và những điều cần biết để tăng trải nghiệm
Sally là một khách hàng có đầy đủ thông tin. Cô ấy đã nghiên cứu rất nhiều về sản phẩm trước khi đến IKEA, bao gồm cả hỏi ý kiến của bạn bè và gia đình. Cô ấy thậm chí có thể đã chọn một chiếc bàn cụ thể mà cô ấy muốn. Nhưng ngược lại, Pete (một người mua khác) lại không như vậy. Anh ấy vừa đến IKEA để mua một chiếc bàn và chọn ngay chiếc đầu tiên anh ấy nhìn thấy.
Về phân tích kênh, Pete và Sally đến cửa hàng IKEA tại một điểm giống nhau với cùng ý định mua một chiếc bàn. Tuy nhiên, lập customer journey map của khách hàng đi sâu hơn vào các mức độ phức tạp của hành vi của người mua trong kênh, bao gồm bối cảnh, cảm xúc, mục tiêu và các khía cạnh khác trong hành vi và môi trường xung quanh của họ. Đó là lý do chính khiến customer journey map mang lại nhiều thông tin giá trị.
Liệt kê nhanh các điểm tiếp xúc rất hữu ích cho dù bạn đã có sản phẩm ra đời hay mới chỉ đang trong giai đoạn lên ý tưởng.
Lợi ích khi sử dụng customer journey map là gì?
Chúng ta có thể thấy những lợi ích rõ ràng của customer journey map kể cả lúc trước và sau khi ra mắt sản phẩm vì nó chỉ ra được những tiềm năng và cơ hội, giúp bạn ra những quyết định về sản phẩm chính xác hơn.
Cụ thể, trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bản đồ hành trình khách hàng giúp thể hiện ý tưởng của bạn với các bên thiết kế và phát triển sản phẩm, xây dựng và trực quan hóa trải nghiệm của người dùng, xác định các điểm tiếp xúc. Nhờ vậy, bạn có thể tối ưu hóa để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Còn với giai đoạn sau khi sản phẩm đã được tung ra thị trường, bản đồ hành trình khách hàng giúp doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm người dùng, thấy rõ được cách người tiêu dùng sử dụng sản phẩm và xác định những điểm mà sản phẩm cần phải cải thiện,...
Còn nếu bạn thắc mắc tại sao doanh nghiệp cần xem cách người tiêu dùng sản phẩm thì hãy xem bức tranh ở dưới đây.
Lý do nên vạch ra customer journey map là gì?
Bản đồ trên mắc lỗi nghiêm trọng do nó không quá sơ sài, chưa thể hiện đủ các điểm tiếp xúc, thiếu nhiều thông tin quan trọng, các thông tin khác khá chung chung, và không có nhiều giá trị
Một sai lầm tồi tệ không kém là tạo hành trình của khách hàng và sau đó bỏ quên nó một góc trong kho lưu trữ của bạn. Cũng giống như tất cả các hoạt động kinh doanh khác, bản đồ này có một mục đích riêng của nó. Tùy thuộc vào mục đích của mình, bạn nên tùy chỉnh CJM của mình và sau đó đưa nó vào hoạt động.
a. Công cụ xây dựng customer journey map là gì?
Cơ bản bạn chỉ cần một tờ giấy và một cái bút để có thể sáng tạo ra bản đồ hành trình khách hàng của mình. Bạn cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của các phần mềm như Excel hoặc Miro. Hoặc các công cụ hỗ trợ vẽ chuyên nghiệp như Sketch, Figma hoặc UXPressia. Bạn chỉ cần chọn cách thuận tiện nhất cho mình.
Khi bạn bắt tay vào công việc, việc đầu tiên cần làm là nghĩ đến chân dung khách hàng lý tưởng của mình. Việc có chân dung khách hàng lý tưởng đóng vai trò rất lớn với các doanh nghiệp.
Một chân dung khách hàng đầy đủ sẽ nói cho bạn về sự bận rộn của khách hàng, những mục tiêu và ưu tiên của họ, họ đang tìm kiếm gì ở sản phẩm và các yếu tố về nhân khẩu học và tâm lý học khác. Khi vận hành doanh nghiệp, chân dung khách hàng lý tưởng sẽ góp phần giúp bạn giải quyết những khúc mắc.
b. Viết ra những điểm tiếp xúc
Các chuyên gia khuyên bạn nên chia các điểm tiếp xúc ra thành các phần một cách thật logic. Chúng ta có thể lấy những khái niệm trong phễu bán hàng, và điều chỉnh các thuật ngữ này khi cần thiết để phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Sau đó, hãy viết các phần này theo một hàng ngang, từ nhận thức, quan tâm và cân nhắc, đánh giá và mua hàng, và truyền bá sản phẩm.
Những điểm tiếp xúc trong customer journey map
Bây giờ chúng ta sẽ cùng điền các thông tin vào dựa trên hành trình mua hàng của Sally ở IKEA.
c. Mục tiêu của khách hàng
Hiểu được mục tiêu của khách hàng là cách dễ nhất để biết được sản phẩm của bạn có làm hài lòng khách hàng hay không. Khi bạn nghĩ về các mục tiêu, hãy cố gắng đào sâu vào những mong muốn thực sự của khách hàng và phác thảo ra những cách tối ưu để làm họ hài lòng.
Mục tiêu của khách hàng trình bày trong customer journey map
d. Cảm xúc trong customer journey map là gì?
Cảm xúc thường được minh họa trong suốt quá trình dưới dạng một đường nguệch ngoạc như hình dưới đây. Các đường đi lên tượng trưng cho hạnh phúc ngày càng tăng của mọi người và các đường đi xuống phản ánh sự thất vọng và tiêu cực ngày càng tăng.
Hiểu được liệu khách hàng của bạn đang khó chịu hay vui vẻ rất có ích trong việc phân tích các cơ hội và thách thức trong hành trình của khách hàng. Ví dụ: khi khách hàng tự nhiên thấy khó chịu, việc chào hàng mua thêm sản phẩm không phải là một ý kiến hay. Ngược lại, nếu một khách hàng vui vẻ, thì sẽ rất tốt nếu bạn tận dụng những cảm xúc tích cực đó và cố gắng bán thêm thứ gì đó.
Cảm xúc của khách hàng trong customner journey map
>> Xem thêm: Cross sale là gì? Áp dụng cross sale hiệu quả trong kinh doanh
e. Key performance indicators (KPIs)
KPI đặc biệt quan trọng nếu bạn đang mong muốn cải thiện các chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp trong customer journey map. Tuy nhiên, việc theo dõi KPIs một cách có hệ thống có thể gặp đôi chút khó khăn. Việc theo dõi các chỉ số này có phần đơn giản hơn với các sản phẩm điện tử vì đối với các sản phẩm này doanh nghiệp có thể biết chính xác có bao nhiêu người đã nhấp vào quảng cáo của mình. Nhưng ngược lại, đối với các sản phẩm cần đặt banner công cộng thì không có cách nào để biết có bao nhiêu người đã xem bảng quảng cáo lớn ở góc ngã tư.
Thiết lập KPI để đề ra các mục tiêu nội bộ liên quan đến tương tác của khách hàng và doanh thu bán hàng.
KPI đặt ra trong customer journey map
f. Vấn đề của khách hàng
Các doanh nghiệp phải luôn coi sản phẩm của bạn như một giải pháp cho các vấn đề của khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, những vấn đề nào khác mà khách hàng của bạn có xu hướng gặp phải trong hành trình customer journey map là gì ? Làm thế nào bạn có thể giúp họ giải quyết nó? Khách hàng có thể tiếp cận đủ đến các thông tin trên web hoặc những nơi khác về dịch vụ bạn cung cấp hoặc hàng hóa bạn bán không? Khách hàng của bạn có lo lắng về chất lượng sản phẩm của bạn không? Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn có một bức tranh hoàn thiện hơn.
g. Sử dụng trí tưởng tượng của bạn
Vậy là sau khi ghép kết quả của 5 bước ở trên, bạn đã có trong tay một bản đồ hành trình khách hàng hoàn chỉnh.
Bạn cũng có thể thêm bao nhiêu thông tin khác nếu cần để làm cho bản đồ hành trình của khách hàng này hữu ích nhất có thể. Người ta có thể xem xét các nhân khẩu học và tâm lý học khác nhau của khách hàng, cách họ tìm hiểu về công ty của bạn, nếu trước đây họ tương tác với bạn trực tuyến hay trực tiếp và họ sử dụng thiết bị điện tử nào. Bạn cũng nên xem xét các quy trình của chính mình trong bản đồ hành trình của khách hàng, xác định các giai đoạn đã cần phải tối ưu hóa? Tuy nhiên, các chi tiết cụ thể phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của bạn và bạn là người đánh giá cuối cùng về những gì phù hợp nhất.
Chúng tôi sử dụng ví dụ của IKEA để có thêm thể hiện rõ và đầy đủ nhất về hành trình khách hàng. Tuy nhiên, các bước ở trên áp dụng cho IKEA, một công ty bán sản phẩm, cũng có thể áp dụng được cho các bên sản xuất phần mềm.
Hãy lấy Amazon làm ví dụ. Không giống như IKEA, Amazon cung cấp cho khách hàng một tìm kiếm dễ dàng, trực quan và nhanh chóng thứ chính mà họ đang tìm kiếm, thông qua thanh tìm kiếm hoặc danh mục sản phẩm. Khách hàng chỉ cần nhập những gì họ muốn vào thanh tìm kiếm và chọn một sản phẩm. Tuy nhiên, để khuyến khích khách hàng tìm hiểu thêm các sản phẩm khác, trang web có thêm các lĩnh vực như “so sánh với các mặt hàng tương tự”, “khách hàng cũng tìm kiếm”, “do Amazon đề xuất” và các yếu tố thu hút sự chú ý nữa.
Cách IKEA áp dụng customer journey map là gì
Điều quan trọng cần lưu ý là bản đồ hành trình của khách hàng không chỉ áp dụng cho Thương mại điện tử hoặc cửa hàng truyền thống. Chúng hữu ích cho bất kỳ loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào.
Dưới đây là một vài ví dụ khác:
Nếu bạn không đăng ký dịch vụ trả phí, Spotify cho phép tối đa sáu lần bỏ qua khi bạn đang nghe danh sách phát nhạc. Nếu bạn cố gắng bỏ qua một bài hát lần thứ bảy, cửa sổ bật lên dòng thông báo“bạn đã khám phá ra một tính năng cao cấp”, sau đó đề xuất đăng ký trả phí. Cho phép sáu lần bỏ qua giúp bạn thấy giá trị trong tính năng cụ thể này, trong khi cửa sổ bật lên yêu cầu bạn đăng ký để có số lần bỏ qua không giới hạn.
Cách Spotìfy áp dụng customer journey map là gì
Grammarly, một tiện ích mở rộng trình duyệt internet giúp kiểm tra chính tả, cũng cung cấp một ví dụ tuyệt vời về việc tận dụng đúng thời điểm để bán thêm. Theo gói miễn phí, Grammarly chỉ cho bạn biết liệu bạn đã viết đúng chính tả mọi thứ hay chưa. Nếu bạn cũng mắc lỗi về văn phong, lựa chọn từ ngữ hoặc các loại lỗi khác, nó chỉ cần thông báo cho bạn và sau đó đề xuất đăng ký để xem chi tiết về lỗi sai.
Cách Grammarly áp dụng customer journey map là gì
Như bạn có thể thấy, bản đồ hành trình của khách hàng rất hữu ích trong việc phác họa tổng quan trải nghiệm của khách hàng trong việc tương tác với công ty của bạn. Kinh nghiệm tích cực mang lại kết quả tích cực và tăng trưởng. Ngược lại, trải nghiệm tiêu cực thường sẽ dẫn đến thua lỗ. Trong bài viết này, chúng tôi đã chỉ ra cách vẽ một customer journey map là gì thông qua câu chuyện của IKEA. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về customer journey map là gì, các lĩnh vực cần thiết để quản lý doanh nghiệp, truy cập ngay trang web SO9.VN ngay bây giờ bạn nhé!
Powered by Froala Editor
Công cụ nuôi kênh